tôi không thể thực sự bước ra khỏi và chúng, trong toàn bộ, vẫn còn là không
trong suốt đối với mắt tôi. Chỉ khi mà những hoàn cảnhhoàn toàn trong suốt đối
với tôi thì tri kiến đó mới giúp tôi thoát ra khỏi chúng. Khi tôi chưa chế ngự được
chúng bằng tri thức của mình, tôi chỉ có thể lãnh hội chúng bằng hiện sinh mà
thôi (7). Lúc đó, hữu-thể-của-thế-giới mà tôi có thể tách rời ra nhờ tri kiến của tôi
như một chiều kích đặc thù của hữu thể, được cách ly đối với tôi khỏi hiện sinh
mà không một tia nhìn nào có thể đặt vào khoảng cách và tôi chỉ có thể hiện hữu
hay không hiện hữu. Chúng ta đã thấy điều ấy khi tìm cách tự định hướng mình
trong thế giới. Thế giới không khép kín; quá khứ lịch sử mà tôi xuất thân từ đó
không trở thành một toàn thể; ta không thể tự kiến tạo một hình ảnh về vương
quốc những hiện sinh; tính đa phức của cái đúng chỉ có thể được nhìn nhận như là
tính đa phức bởi tri kiến, nhưng chỉ trở nên khả cảm đối với tự thân của một hữu
thể đúng (8); cũng thế người ta không thể ôm trọn bằng một tia nhìn hữu-thể-
trong-hoàn-cảnh (l’être-en-situation). Bước nhảy nhờ đó người ta vượt từ nỗi cô
đơn của ngã chủ thể tri thức đến ý thức về tồn sinh tiềm thể của nó đưa đến,
không phải là tính hiệu lực của tri kiến, mà là sự khai minh những hoàn cảnh giới
hạn với tính mờ đục của chúng.
Tuy nhiên sự khai minh những hoàn cảnh - giới hạn bởi tư tưởng - với tính cách
là phản tư khai minh (réflexion éclairante), chưa phải là thực hiện tồn sinh
(réalisation existentielle). Khi chúng ta đối trị về phươgn diện lí thuyết những
hoàn cảnh - giới hạn, chúng ta chỉ làm điều đó, với tư cách hiện sinh - vốn chỉ tồn
tại trong hiện diện lịch sử của nó, chứ không phải từ khoảng cách, trogn sự thanh
thản của phản tư - nhưng với tư cáhc tồn sinh tiềm thể, sẵn sàng cho bước nhảy,
nhưng chưa phải là đang nhảy. Đối với sự phản tư này hãy còn thiếu hoàn cảnh
vừa thực vừa hữu hạn, đó là cơ thể cho sự biểu hiện của tồn sinh. Nó treo lửng
thực tại tác động của chủ thể và chỉ là trạng thái tiềm thế (virtualité). Dầu chưa là
tồn sinh, nhưng nó quan trọng cho tồn sinh bởi nó còn hơn là một phương cách
hiện thể hoá một cách khách quan những hoàn cảnh nhất định. Điều gì mà nó làm
cho tôi biết chuẩn bị cho điều gì mà tôi có thể là, và tôi chỉ đạt đến tri kiến này
khi lãnh hội cái gì là tồn sinh tinh mật (l’existence ponctuelle); nhưng những gì
tôi biết nhờ vào phản tư triết lí, không vì thế mà tôi đã là cái đó.
Những hoàn cảnh giới hạn tự phô bày một cáhc khách quan như là dữ kiện đối
với con người; nhưng chúng chỉ thực sự trở thành những hoàn cảnh - giới hạn do