TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1695

không lo gì việc xây dựng, cải tạo xã hội, chỉ mải miết giải thích trần gian bằng
những lí thuyết vẩn vơ. Tóm lại, cả hai tổ chức trên đều đồng thanh chửi triết lí là
một nguy hại như: triết lí làm rối trật tự, cổ vũ tự do cá nhân và đề cao căm
hờnbạo động. Triết lí lường gạt con người, làm cho họ xa lìa bổn phận sống của
họ. Giáo hội với sức mạnh hấp dẫn của thế giới bên kia căn cứ vào Thiên Chúa
mặc khải hay chính trị với quyền lực thế tục, cả hai đều muốn huỷ diệt triết lí.

Ngoài ra triết lí còn tỏ ra bất lực trước những nhu cầu cấp bách và thực dụng
hằng ngày. Thalès, nhà triết học cổ Hy Lạp bị cô đầy tớ mỉa mai khi ông sảy chân
sa giếng vì nhìn mây gió. Cô gái tự hỏi: không hiểu ông hiền triết này lo chuyện
gì xa xôi mà vụng về sống đến thế?

Nếu bị công kích như thế, đáng lí ra triết lí phải tự biện hộ. Nhưng không thể, vì
triết lí không đề xướng ra được một chứng cứ vụ lợi nào để bảo đảm lí do tồn tại
của mình cả. Trái lại, triết lí chỉ tồn tại là vì bao giờ trong con người cũng tiềm
chứa những khả năng triết lí rất hồn nhiên. Những khả năng ấy lại chỉ bênh vực
một lập trường vô vị lợi, không tính toán hơn thiệt, mà chỉ chú trọng tới con
người là con người. Và nó cũng biết rằng: triết lí sẽ tồn tại mãi mãi bao lâu còn
có con người trên mặt đất. Chính những chủ nghĩa thù địch với triết lí lại cũng
biện hộ cho triết lí. Vì những chủ nghĩa ấy cũng phải được suy diễn thành hệ
thống triết lí sao cho thích hợp với những chuẩn đích thực tiễn, tuy đó chỉ là
những cặn bã của triết lí, nếu xét theo những kết quả họ nhằm. Vì thế chính
những chủ nghĩa ấy lại biện hộ cho sự cần thiết bất khả kháng của triết lí. Nghĩa
là luôn luôn con người cần triết lí.

Nhưng triết lí không thể đấu tranh, không thể tự biện minh mà triết lí chỉ có thể
cảm thông. Triết lí không đề kháng khi bị phủ nhận, không tự đắc khi được tán
dương. Nhưng trên một bình diện cộng đồng nơi sâu thẳm của lòng người, mỗi cá
nhân đều cảm nghiệm được triết lí cả.

Đã từ hai ngàn rưỡi năm nay, một nền triết lí cao siêu, có hệ thống mạch lạc đã
xuất hiện ở Tây Phương, ở Trung Hoa cũng như ở Ấn Độ. Đó là một truyền thống
vĩ đại được kí thác cho chúng ta như một di sản tinh thần. Tuy khác nhau về
những môn phái triết lí cũng như về những mâu thuẫn, những tranh biện xung
khắc, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy rằng căn bản vốn có một cái gì độc nhất mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.