TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1696

không ai có thể sở hữu được, nhưng bất cứ một suy tư triết lí chính đáng nào cũng
đều phải quy hướng vào đấy: đó là triết lí nhất quán và vĩnh cửu (Philosophia
perennis). Vậy, để suy tư triết lí của chúng ta được minh xác và đạt tới được cốt
yếu, chúng ta luôn luôn phải quay về với căn bản truyền thống ấy.

Karl JASPERS, Triết học nhập môn (Einfušhrung in die Philosophie), bản dịch
của Lê Tôn Nghiêm.

HEIDEGGER

(1889-1976)

Ở tuổi mười tám, khi còn là một chàng tú tài trẻ măng, Heigegger nhận được món
quà là tác phẩm của Franz Brentano mang tựa đề Ý nghĩa đa phức của tại thể nơi
Aristote. Từ đó cuộc đời Mrtin Heidegger hoà quyện khắng khít với cuộc vạn lí
trường hành trên con đường tư tưởng, mang tên "con đường tư tưởng Heidegger",
được cắm mốc, sau nhiều năm học hành (thần học và triết học ở Đại học
Fribourg-en-Brisgau), bởi việc khởi thảo kiên trì và việc xuất bản những bài viết,
khảo luận, hội thảo cũng như những giáo trính giảng dạy ở các đại học Fribourg-
en-Brisgau (1919-1923), Marburg/ Lahn (1923-1928), rồi trở lại Fribourg (ở đó
ông được mời về để kế nhiệm Hussserl sau một thời gian ngắn làm trợ giảng cho
ông này và ông dạy ở đó từ 1928 cho đến 1944). Tính độc đáo triết lí rất sắc sảo
trogn việc giảng dạy của ông, rồi việc xuất bản quyển Hữu thể và Thời gian
(1927) tạo cho ông, ngay từ thời điểm đó, thành triết gia lừng danh nhất nước
Đức. Quan tâm đến việc phục hưng - giữa lòng một thời kì đen tối của lịch sử
nước Đức, và theo gương Fichte và Humboldt - một thứ Đại học thực sự, được
xây dựng theo một nguyên lí định hướng triết học, trong tinh thần của Hữu thể và
Thời gian, một định hướng sẽ đi múc ở suối nguồn Hy Lạp của truyền thống
Châu Âu và, bằng cách đó, có thể đối kháng lại làn gió chướng của một thứ tinh
thần tàn phá và những cơn sóng dâng tràn của "chủ nghĩa hư vô Châu Âu". Tháng
4 năm 1933 Heidegger chấp nhận chức Viện trưởng Đại học Fribourg do các
đồng nghiệp bầu lên. Đây là thời kì đang lên của chủ nghĩa quốc xã, nhưng điều
đó không ngăn cản Heidegger thường xuyên phản đối những khía cạnh ý thức hệ
của thuyết chủ sinh học (biologisme) và thuyết phân biệt chủng tộc (racisme),
cũng như phản đối, từng ngày, trong sức mình, mọi biện pháp chống Do thái của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.