TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 17

tạo dáng cho cái vô hạn (chưa phải là vật chất) - Rồi Leucippe, một đồ đệ của
Zénon, và Démocrite ở Abdère, phát minh ra những nguyên tử, hay những ý
niệm, chúng là những hữu thể khả niệm, chỉ có thể được lãnh hội bởi tư tưởng, để
làm nảy sinh ra trong chân không những nguyên tố, rồi những cá thể thoát thai từ
sự gặp gỡ giữa những hữu thể đa phức này.

Vẫn theo lời Proclus, chính khi những trào lưu triết lý này, đến từ Ionie và Ý, qui
tụ về Athènes, vào thế kỷ thứ năm, và triết lý lên ngôi, vừa mới sinh ra đã trưởng
thành, mới bắt đầu đã hoàn bị.

Platon và Aristote

Triết học Hy Lạp hoàn bị nhất, có thể là do được biết đến nhiều nhất, là nền triết
học khởi thảo từ những lời giảng dạy của Platon ở Académie và của Aristote ở
Lycée.

Platon là môn đồ của Socrate và các triết gia phái Pythagore. Từ Socrate, kẻ đối
kháng lại những kỳ vọng của các biện giả (sophistes) từ chối khả năng hiểu được
hữu thể thực sự của diễn từ (Gorgias) hay coi mọi cảm giác hay tri giác đều tương
đối với giác quan (Protagoras), ông giữ lại tồn tại thực sự của những ý tưởng vĩnh
cửu, và sự cần thiết phải tín thác cho các hữu thể khả niệm (les intelligibles) thực
tại lớn nhất: từ đó sinh ra chủ thuyết Platon, được nghĩ đến như một thuyết duy
thực về những ý niệm. Còn từ các triết gia phái Pythagore, những người coi mọi
hữu thể như là sự hoà trộn giữa cái giới hạn và cái vô hạn, ông chọn quan niệm
theo đó Phức thể không thể hiện hữu mà không tham thông vào Nhất thể: từ đó
sinh ra những cặp nhất thể - phức thể đầu tiên là những ý niệm - con số, và cứ
như thế, mỗi hợp thể được tạo thành như thế chính nó phải là cái giới hạn của hợp
thể đến sau và nó góp phần tạo ra bằng chính việc đưa vào trong nó cái giới hạn:
bằng cách đó điểm cho phép đường thẳng tồn tại, bởi vì đại lượng liên tục của
đường thẳng phải được giới hạn bởi một điểm ở mỗi cực của nó ; đường thẳng
định giới hạn cho mặt phẳng và mặt phẳng định giới hạn cho khối thể v.v… Bởi
vì cả điểm, đường thẳng, mặt phẳng, khối thể đều không phải là vật khả giác (les
sensibles), được nhận ra bởi thị giác hay xúc giác: đó chỉ là những ý niệm hay
những mô thể mà trí tuệ lãnh hội như thế nơi tự thân chúng, một cách độc lập đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.