TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1702

4. Hữu thể học (ontologie) là ngành triết học nhằm nói lên "hữu thể" là gì hay cái
gì thực sự hiện hữu.

5. Những nghĩa chính của động từ "être" (là, thì, ở, bị…) trong những cách thức
khác nhau của việc gán một thuộc từ cho một chủ từ.

6. Hữu thể là ý niệm tổng quát nhất (Aristote, Siêu hình học)

7. Một sự am hiểu về hữu thể đã luôn hàm chứa trong tất cả những gì chúng ta
lãnh hội được nơi hiện vật (Thánh Thomas d’ Aquin, Tổng luận thần học).

8. "Hiện thể không phải một loại" (Aristote, Siêu hình học)

9. Một hạn từ siêu việt mọi loại (transcendens) theo nghĩa từ thời trung cổ.

10. Cái tổng quát siêu việt (un transcendental): theo nghĩa thời Trung cổ.

11. Nhất tính của những ý nghĩa khác nhau của từ "hữu thể" do ở chỗ mọi nghĩa
này được hiểu, bất chấp tính đa dạng, bằng "tương tự" (par analogie), bằng quy
chiếu về một nghĩa trong số đó: yếu tính (cái làm cho một vật hiện hữu chính là
yếu tính của vật đó).

12. Những cái liên quan đến các phạm trù

13. Những trường phái liên quan đến thánh Thomas d’ Aquin (1225-1274) và
Duns Scot (1270-1308).

14. Định nghĩa tiến hành theo cách chỉ ra giống và sự khác biệt về loài (Đặc ngữ
kinh viện, rút ra từ lôgích học của Aristote).

15. Đối với hiện thể (nói chung) không gán cho bản tính xác định (Đặc ngữ kinh
viện)

16. "Hữu thể" (Être) không phải là một vật gì, thế này hay thế kia: đó không phải
là một "hiện thể" đặc thù (un étant particulier)

17. Trong Siêu hình học của Aristote và biện chứng pháp của Platon.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.