tới am hiểu của hiện vật này thành công hay thất bại với việc hoàn thành con
đường tiến tới hiện vật này. Dù phân tích có thể còn rất tạm thời, nó đã luôn luôn
đòi hỏi một khởi điểm đúng đắn có bảo đảm.
Martin HEIDEGGER, Hữu thể và Thời gian, §9, t.41-44.
1. Nghĩa là từ hiện hữu của nó, nhưng không phải theo nghĩa của sự kiện hữu thể
đơn thuần: theo nghĩa hiện hữu trong thời gian.
2. Sự kiện đơn giản có mặt ở đó với tư cách đối vật.
3. Từ đó phát sinh công thức của Sartre: Hiện hữu đi trước yếu tính (l’existence
précède l’essence).
4. Những cách thế hiện hữu của hiện thể không phải là những đặc tính mà nó có,
mà là những khả tính mà nó "là"
5. Đó là hiện-thể-đó-trước-mặt (l’étant-là-devant).
"Hiện thể" và tiền giả định về chân lý (L’être-le-là et la présupposition de la
vérité)
Hiện thể, mà cách thế hiện hữu hệ tại chỗ phải hiện hữu ở đó, nó cho ra một kinh
nghiệm mang thời tính về sự xuất hiện, hay biểu hiện của các sự vật, thì bởi chính
sự kiện đó (ipso facto) bị phơi bày, hay "khai mở" cho sự khải lộ của các sự vật.
Theo nghĩa này, mọi hiện hữu người vận động, ít hay nhiều minh nhiên, trong
một kinh nghiệm về chân lý mà nó có thể tự mở ra bằng tất cả "khai lộ tính"
(Erschlossenheit - Ouverture) như là cho chính sự khải lộ của các sự vật (đó là
"alètheða" của các triết gia Hy Lạp). Chính theo nghĩa này mà hiện thể, trong tư
cách đó và do từ chính yếu tính của nó (nghĩa là hiện hữu trong thời tính) vận
động thoải mái trong "tiền giả định về chân lý": tiền giả định theo đó, dầu nó biết
hay không, là "có chân lý"
Như là được cấu tạo bởi khai lộ tính (1), hiện thể chính yếu ở trong chân lý. Khai
lộ tính là một cách thế hữu chính yếu của hiện thể. "Có" chân lý chỉ trong phạm
vi và bao lâu hiện thể là. Hiện vật chỉ được khám phá khi và chỉ khi khai lộ bao
lâu hiện thể cách tổng quát là. Các định luật của Newton (2), nguyên tắc mâu