TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1717

hầu như toàn bộ những tác phẩm khác của Heidegger được dành cho việc tạo nên
khúc quanh đó và việc khởi công cho tư tưởng khác - hay trong một khởi đầu
khác của tư tưởng, do điều mà Heidegger gọi là "tư tưởng về Hữu thể" tạo ra. Tư
tưởng này không còn đi theo hướng phương pháp của "hữu thể học căn bản"
(l’ontologie fondamentale) và của "phân tích pháp phổ sinh" (l’analytique
existentiale) nữa, mà nó ngược dòng lịch sử của hữu thể (Geschichte des Seyns -
Histoire de l’estre) tự đề ra bổn phận phải quay về với điều mà các nhà tư tưởng
lớn của lịch sử siêu hình học Tây phương còn bỏ rơi trong tình trạng "chưa suy tư
đến" trong chân trời tư tưởng của họ, và tiến bước về một thứ "hình học vị tướng
của hữu thể"(une topologie de l’estre) và một thứ "hiện tượng học về cái phi biểu
kiến" (une phénoménologie de l’inapparent), đi đến cao điểm trong tư tưởng về
Lai tính (Ereignis - Événement) từ đó phát sinh cuộc phối hợp tự nguyên sơ giữa
con người và hữu thể. Ngay từ năm 1928, những giáo trình và những ấn phẩm
của Heidegger, với tư cách này hay tư cách khác, được dành cho việc khởi công
cho "tư tưởng về hữu thể" đó. Vấn đề không còn là suy tư về hữu thể từ "tồn thể
thoát tĩnh" (existence ex-statique) mà là suy tư "từ chân lý của hữu thể", rồi "từ
Lai thể", sự tương thuộc giữa con người và hữu thể ngay giữa lòng sự khác biệt
giữa hữu thể và hiện thể (khác biệt hữu thể học). Ở đây không thể đưa ra một ý
tưởng về độ rộng và độ phức tạp, ngay cả chỉ số lượng những bài khảo luận, diễn
thuyết, bài giảng, tiểu luận v.v… tạo thành sườn bên kia của con đường tư tưởng
Heidegger, khởi đi từ Siêu hình học là gì? (Was ist Metaphysik?) và Kant và vấn
đề Siêu hình học (Kant und das Problem der Metaphysik) vào năm 1929. Chúng
tôi cũng không thể giới thiệu phần giải minh thi ca của ông trong tương quan với
tư tưởng, và nhất là, sự tinh tế nơi những kiến giải của Heidegger về những nhà
tư tưởng lớn trong lịch sử siêu hình học theo quan điểm "lịch sử của hữu thể".

THƯ VỀ NHÂN BẢN CHỦ NGHĨA

(Brief ber den Humanismus _ Lettre sur l’humanisme)

* Trích đoạn dưới đây mượn từ bản dịch của Trần Xuân Kiêm, in lại trong Tác
phẩm Triết học của Heidegger, Nxb Đại học Sư Phạm, 2004.

Thư về nhân bản chủ nghĩa là một lá thư dài của Heidegger gởi cho triết gia Pháp
Jean Beaufret vào mùa thu năm 1946, nhằm giải minh một số những câu hỏi do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.