TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1756

ông đưa đến việc coi cái bàn "thực sự" như là một ý niệm trong trí tuệ của Thiên
Chúa. Một ý niệm như vậy có được sự bền vững như đòi hỏi, và độc lập đối với
chính chúng ta, mà không là điều gì đó không thể nhận biết được - như vật chất
sẽ như vậy theo cách khác -, trong ý nghĩa mà chúng ta chỉ có thể suy luận, và có
thể không bao giờ chúng ta trực tiếp hoặc ngay tức khắc ý thức được nó.

Những triết gia khác từ thời Berkeley cũng cho rằng mặc dù cái bàn không tuỳ
thuộc vào việc tôi nhìn thấy nó, nhưng nó vẫn tuỳ thuộc vào việc nó được trí tuệ
nào đó nhìn thấy (hoặc được thấu hiểu trong cảm giác theo cách khác), không
nhất thiết là trí tuệ của Thiên Chúa, nhưng thông thường hơn, đó là toàn thể trí
tuệ của vũ trụ. Giống như Berkeley, họ cho là như vậy chủ yếu bởi vì họ nghĩ
rằng không thể có điều gì đó thực sự - hoặc không gì được biết như là có thật -
ngoại trừ trí tuệ, những tư tưởng và cảm giác của họ. Chúng ta có thể nêu lên
những lý lẽ mà nhờ đó họ củng cố quan điểm của họ theo cách này, đó là: "bất cứ
điều gì có thể được nghĩ đến đều là một ý niệm trong trí tuệ của người đang nghĩ
đến điều đó; như vậy, không gì có thể được nghĩ đến, ngoại trừ những ý niệm
trong trí tuệ; do đó, bất cứ điều gì khác đều không thể nhận thức được, và điều gì
không thể nhận thức được đều không thể hiện hữu".

Theo ý tôi, thì lý luận như vậy là sai lầm; và tất nhiên những người đưa ra lý luận
này đều không đưa ra nó một cách quá vắn tắt hoặc quá sơ sài. Nhưng cho dù lý
luận này có giá trị hay không, thì nó vẫn được đưa ra một cách rộng rãi dưới hình
thức này hay hình thức khác; và rất nhiều triết gia, có lẽ là đa số, đã cho rằng
không gì có thật, ngoại trừ trí tuệ và những ý niệm của họ. Các triết gia như vậy
đều được gọi là những người theo "chủ nghĩa duy tâm". Khi họ giải thích về vật
chất, giống như Berkeley, hoặc họ nói rằng vật chất thực sự không là gì cả, mà
chỉ là một tập hợp những ý niệm, hoặc giống như Leibniz (1646 - 1716) họ nói
rằng điều gì xuất hiện như là vật chất thực sự là một tập hợp những trí tuệ ít nhiều
mang tính cách thô sơ.

Mặc dù các triết gia này phủ nhận vật chất như là đối kháng với trí tuệ, nhưng
trong một nghĩa khác, họ vẫn thừa nhận vật chất. Chúng ta sẽ phải nhớ rằng mình
đã đặt ra hai câu hỏi; đó là: (1) Liệu có một cái bàn thực sự không? (2) Nếu có,
thì đó có thể là loại vật thể nào? Bây giờ, cả Berkeley lẫn Leibniz đều thừa nhận
rằng có một cái bàn thực sự, nhưng Berkeley nói rằng đây là ý niệm nào đó trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.