TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1763

đến nỗi chúng ta có thể hiểu biết về Bản Ngã, mà không phải tiếp nhận bất cứ thứ
gì có vẻ xa lạ. Ước muốn chứng tỏ điều này là một hình thức tự khẳng định -
mình, và giống như tất cả những lối tự khẳng định-mình, đây là một trở ngại đối
với sự phát triển của Bản Ngã mà bản ngã mong muốn, và Bản Ngã biết rằng
mình có khả năng phát triển. Trong sự nghiên cứu theo triết học cũng như ở một
nơi nào khác, cách tự khẳng định - mình nhìn thế giới như là một phương tiện đối
với những mục đích của riêng mình; vì thế, cách này biến thế giới trở nên ít giá
trị hơn Bản Ngã, và Bản Ngã đặt ra những ranh giới đối với tính cách lớn lao nơi
những ích lợi của mình. Trái lại, trong lối suy tư theo triết học, chúng ta bắt đầu
từ Tha Ngã, và thông qua tính cách vĩ đại của Tha Ngã, những ranh giới của Bản
Ngã được mở rộng; thông qua vũ trụ vô biên, tâm trí suy tư về vũ trụ đạt được
một số đóng góp vào sự vô biên.

Vì lý do này, tính cách vĩ đại của tâm hồn không được các triết lý nào đồng hoá
vũ trụ với Con Người ấp ủ. Tri thức là một hình thái kết hợp của Bản Ngã và Tha
Ngã; giống như tất cả những sự kết hợp, tri thức bị sự thống trị làm cho suy yếu
đi, vì thế, bằng mọi nỗ lực, chúng ta thúc đẩy vũ trụ cho phù hợp với điều mà
chúng ta nhận thấy nơi bản thân mình. Có một khuynh hướng triết học phổ biến
nhắm đến quan điểm nói với chúng ta rằng Con Người, chính là tiêu chuẩn để
đánh giá mọi sự, rằng chân lý do con người tạo ra, không gian, thời gian và thế
giới đều là những thuộc tính của tâm trí, và nếu có bất cứ điều gì không do tâm trí
con người tạo ra, thì điều đó không thể nhận biết được và vô giá trị đối với chúng
ta. Nếu những nội dung thảo luận trước đây của chúng ta đều đúng, thì quan điểm
này sai lầm; nhưng ngoài tính cách sai lầm, quan điểm này còn có tác dụng tước
đoạt suy tư triết học khỏi tất cả những gì đem lại giá trị cho lối suy tư này, bởi vì
quan điểm này ràng buộc suy tư với Bản Ngã. Yếu tố mà quan điểm này gọi là tri
thức không phải là sự kết hợp với Tha Ngã, nhưng là một tập hợp những thành
kiến, thói quen và ước muốn, tạo nên một bức màn không thể vượt qua giữa
chúng ta và thế giới bên ngoài. Người nào nhận thấy mình ưa thích một lý thuyết
như vậy về tri thức, thì giống như một người không bao giờ rời khỏi phạm vi gia
đình, vì sợ rằng lời nói của mình có thể không đúng quy tắc.

Trái lại, lối suy tư thực sự theo triết học được thoả mãn trong từng sự mở rộng
của Tha Ngã (Alter-Ego) trong tất cả những điều mở rộng những đối tượng được
suy tư, và nhờ đó, mở rộng những chủ thể được suy tư. Khi suy tư, tất cả mọi sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.