vấn nạn của triết học, bởi vì như thế theo quy luật, không một lời giải đáp rõ ràng
nào có thể được coi như xác thực, nhưng nói đúng hơn, chính vì tự thân những
vấn nạn; bởi vì những vấn nạn này mở rộng ý thức của chúng ta về những điều có
thể được phong phú hoá bởi trí tưởng tượng của trí óc, và giảm bớt sự quả quyết
mang tính cách giáo điều làm cho tâm trí khép lại đối với sự suy đoán; nhưng hơn
hết bởi vì, thông qua tính cách vĩ đại của vũ trụ mà triết học suy tư, tâm trí cũng
được trở nên vĩ đại, và có khả năng kết hợp với vũ trụ, vì chính vũ trụ tạo nên ích
lợi cao cả nhất của tinh thần.
Bertrand RUSSELL, Những vấn đề triết học, Ch.XV.
CARNAP
(1891 - 1970)
Học trò của Frege, Rudolf Carnap là một trong những người sáng lập Câu lạc bộ
thành Vienne. Là người khởi xướng thuyết thực chứng lôgích (le positivisme
logique), trước tiên ông đề xuất một cơ cấu lôgích của thế giới (une constitution
logique du monde) khởi đi từ ý tưởng về sự tương tự có tính ký ức giữa những
điều sống thực sơ đẳng. Rồi ông nhìn thấy trong lôgích học, lúc đầu được lãnh
hội dưới góc cạnh của một cú pháp thoát thai từ những chọn lựa quy ước, phương
tiện để định nghĩa ngữ pháp của khoa học. Những thâm cứu ngữ nghĩa học về sau
của ông gợi cảm hứng cho việc kiến tạo một ngữ nghĩa học hình thái (la
sémantique modale). Hai tác phẩm chính yếu của ông là Cơ cấu lôgích của thế
giới (Der logische Aufbau der Welt), 1928; và Cú pháp lôgích của ngôn ngữ (Der
logische Syntax der Sprache), 1934.
Mọi siêu hình học đều vô nghĩa (Toute métaphysique est dénúee de sens)
Khai thác sự phân biệt của Russell giữa những công thức có và không có nghĩa,
Rudolf Carnap coi sự tương hợp với những quy tắc của cú pháp lôgích như là tiêu
chuẩn về ý nghĩa của mọi mệnh đề.
Chủ nghĩa thực chứng lôgích thoát thai từ đó, có hai mục tiêu:
- một tích cực, giải thích những khái niệm và những mệnh đề của các khoa học.