từ). Một phát biểu về tồn tại không phải theo hình thức "a tồn tại" (như ở đây
trong câu "tôi tồn tại", "tôi hiện hữu") nhưng là "có một sự vật mà bản chất là thế
này hay thế kia". Lỗi thứ nhì nằm trong việc chuyển từ "tôi suy tư" sang "tôi hiện
hữu". Nếu quả thực, từ phát biểu "P(a)"(a có đặc tính P), người ta phải diễn dịch
một phát biểu tồn tại, lúc đó phát biểu này có thể khẳng định tồn tại tương đối với
thuộc từ P và không tương đối với chủ từ của tiền thể. Từ câu "Tôi là một người
Âu" không phải câu "Tôi hiện hữu" tiếp theo, mà chỉ là "có một người Âu". Từ
câu "tôi suy tư" thì tiếp theo không phải là"tôi hiện hữu" mà chỉ là "có một cái gì
đó đang suy tư".
Rudolf CARNAP, "Vượt qua siêu hình học bằng phân tích lôgích ngôn ngữ" đăng
trong Tuyên ngôn của câu lạc bộ thành Vienne, 1885, t.170 - 171.
Lôgích học cú pháp
Những mệnh đề của lôgích học về khoa họ là những mệnh đề của cú pháp lôgích
trong ngôn ngữ, nghĩa là cách đặt câu, đặt chữ trong ngôn ngữ. Nhưng đây chỉ
nói về hình thức thôi: nghĩa là ta bỏ ra ngoài những ý nghĩa của câu và các chữ
hợp thành câu. Trái lại, những chữ của ngôn ngữ được phân chia ra thành nhiều
loại cú pháp và trong khi nghiên cứu một mệnh đề chúng ta chỉ nghiên cứu loại từ
đã dùng và cách xếp đặt loại từ. Và như vậy, lôgích học cú pháp của ngôn ngữ chỉ
là sự phát triển những kết quả phân tích các quy tắc cú pháp của ngôn ngữ mà
thôi.
Những quy tắc đó thuộc hai loại.
Những quy tắc thành lập chỉ rõ các câu được xây dựng như thế nào với các chữ
và các ký hiệu khác. Ngữ pháp đã cho ta những quy tắc thành lập đó nhưng
những quy tắc của lôgích học cú pháp khác biệt ở chỗ chúng hoàn toàn hình thức
trong khi ngữ pháp còn chú ý đến nghĩa từng chữ (ví dụ ngữ pháp xem xét một
danh từ chỉ một người đàn bà, một xứ sở hay một chiếc tàu).
Những quy tắc loại thứ hai là quy tắc biến đổi trong ngôn ngữ. Nhờ những quy
tắc này, một câu có thể suy diễn ra từ một hay nhiều câu khác, nếu những câu
này, thoả mãn được một số điều kiện nhất định chỉ liên hệ đến hình thức mà thôi.
Thành ra những quy tắc biến đổi cũng tương đương với những quy tắc lý luận của