lôgích học, chỉ khác ở chỗ, trong lôgích học cú pháp, những quy tắc không chú ý
đến những phán đoán bị coi như những hành vi ý thức, đến nội dung của những
hành vi đó (đấy là học thuyết của các nhà lôgích học thuộc phái tâm lý) mà chỉ
chú ý đến những mệnh đề được coi như những sản phẩm của ngôn ngữ. Và
những quy tắc biến đổi phải hoàn toàn hình thức. Trong lôgích học cổ điển, điều
kiện đó có khi không được thoả mãn đầy đủ; tuy nhiên sự tiến triển của nó chứng
tỏ rằng nó có xu hướng đi tới tính cách hình thức tuyệt đối, nghĩa là tỏ hết mọi
liên hệ với ý nghĩa. Lôgích học mới đã bắt chước phương pháp ký hiệu của toán
pháp để diễn tả quy tắc của nó theo hình thúc hoàn toàn.
Rudolf CARNAP, Cú pháp lôgích của ngôn ngữ.
MORRIS
(1901 - 1979)
Triết gia Mỹ Charles William Morris thành lập dự án về một lý thuyết tổng quát
về những dấu hiệu - gọi tắt là ký hiệu học (sémiotique) - vừa là khoa học vừa là
công cụ (organon) cho mọi khoa học, và với tư cách này, tham gia vào dự án thực
chứng về một sự hợp nhất các khoa học. Để làm điều đó, ông lấy lại và hệ thống
hoá những phân tích khởi đầu của triết gia và nhà lôgích học Mỹ Charles Sanders
Pierce (1839 - 1914).
Bản chất của dấu hiệu (La nature du signe)
Trước tiên Moris mượn ở Peirce định nghĩa về ý nghĩa bằng những hạn từ của
một tiến trình liên quan - phù hiệu học - nối kết cho một chủ thể (người thông
diễn), một dấu hiệu đến một đối tượng bằng phương tiện những dấu hiệu khác
(những cái thông diễn nó). Phân tích tiến trình phức tạp này thành ba tương quan
nhị tố: - cú pháp về sự mặc hàm của những dấu hiệu giữa chúng với nhau, ngữ
nghĩa về sự chỉ danh những đối tượng bằng những dấu hiệu và thực dụng về sự
diễn tả của những người thông diễn bằng phương tiện những dấu hiệu, ông phác
thảo một chương trình nó gợi hứng cho những nghiên cứu đương đại.
Chúng ta có thể gọi là "sự sinh thành phù hiệu" (sémiosis)* quá trình bởi đó một
cái gì đó vận hành như một dấu hiệu. Theo một truyền thống ngược về đến người