- một, tiêu cực, loại ra coi những phát biểu siêu hình như là những giả mệnh đề
(Scheinstze; simili_propositions).
Vi phạm nhũng quy tắc của việc đào tạo lô-gích hợp cách, những định thức siêu
hình học chẳng có ý nghĩa gì và phí công đi mô tả theo kiểu biện luận một cảm
thức sống thực mà sự diễn tả duy nhất thích hợp chính là nghệ thuật: "các nhà
siêu hình học là những nhạc sĩ thiếu năng khiếu âm nhạc".
Hình như là phần lớn những lỗi lôgích phạm phải trong những phát biểu giả hiệu
nằm trong những khuyết tật lôgích gắn liền với việc dùng động từ "être" (là, thì,
ở, bị, được, tồn tại, hiện hữu) trong tiếng Pháp (và những từ tương đương trong
các ngôn ngữ khác, chí ít là trong đa số những ngôn ngữ châu Âu). Lỗi thứ nhất
gắn liền với tính lập lờ (l’ambigụté) của động từ "être" nó giữ vai trò khi là đối
tiếp từ (copule) cho một thuộc từ (prédicat) thí dụ trong câu: "Je suis affamé" (tôi
đang đói) khi là từ chỉ sự tồn tại (indicateur d’existence) thí dụ trong câu: Je suis
(tôi tồn tại/ tôi hiện hữu). Lỗi này càng gia tăng thêm bởi sự kiện là, rất thường
khi, các nhà siêu hình học không sáng tỏ, rõ ràng cho lắm đối với cái chuyện lập
lờ này. Lỗi thứ nhì do bởi hình thức của động từ được dùng theo nghĩa thứ nhì -
nghĩa "tồn tại". Hình thức này tạo ra ảo tưởng về một thuộc từ ở nơi mà thực ra
không có. Vậy mà từ lâu người ta đã biết rằng sự tồn tại không phải là một tính
cách thuộc từ (l’existence n’est pas un caractère attributif) - hãy tham khảo Kant
và việc ông phản bác chứng lý hữu thể học về sự tồn tại của Thượng đế. Nhưng ở
đây chỉ lôgích học hiện đại là hoàn toàn mang lại hiệu quả. […]
Người ta gặp một ví dụ về cái lỗi này trong câu Cogito ergo sum (Tôi suy tư vậy
tôi hiện hữu) của Descartes. Ở đây chúng ta bỏ qua một bên những dè dặt mà nội
dung của tiền đề gợi nên - nhất là: phát biểu "tôi suy tư" có diễn tả tương thích
tình trạng của sự vật được bàn đến hay không hay đúng hơn nó chỉ là một hình
thức bản vị (une forme d’hypostase?) - đó là chỉ mới xem xét hai phát biểu theo
quan điểm của lôgích hình thức. Ngay lập tức hai lỗi lôgích cốt yếu đập vào mắt
ta. Lỗi thứ nhất, trong kết luận "tôi hiện hữu": có lẽ ở đây động từ "être" được
hiểu theo nghĩa tồn tại. Vả chăng, người ta chưa bao giờ hiểu câu Jepense donc je
suis của Descartes theo cách nào khác hơn. Nhưng như thế phát biểu này xâm
phạm quy tắc lôgích được nêu ở trên theo đó tồn tại chỉ được khẳng định theo
liên hệ với một thuộc từ, chứ không phải với một danh từ (danh từ riêng làm chủ