TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1771

không có tác nhân nào khiến cho nó hoảng loạn; sự tiên đoán của chúng ta không
đặt cơ sở trên sự thân thuộc với những kinh nghiệm về mê cung (labyrinthe) cũng
không trên những giả thuyết liên quan đến khoá huấn luyện đặc biệt mà con chuột
có thể thấy con mèo và miếng phô-mai, vậy là nó có những tin tưởng (những cái
tương tự như niềm tin, hay những gì có ý hướng) theo đó có một con mèo ở bên
trái và miếng phômai ở bên phải, và chúng ta gán cho chú chuột ước muốn nhấm
nháp miếng phô-mai và ước muốn tránh "hội kiến" bác mèo! (những ước muốn
được sắp loại khá chính xác dưới những ước muốn tổng quát hơn, là ước muốn ăn
uống và ước muốn tránh nguy hiểm). Như thế chúng ta tiên đoán rằng con chuột
sẽ làm điều gì đáp ứng với những niềm tin và những ước muốn này kia nọ của nó:
trong trường hợp này là đi qua bên phải để xoáy miếng phô-mai và tránh phải
hiến thân cho bác chuột! Dầu cho sự phục tòng uy quyền hàn lâm của chúng ta
hay những ưu ái lý thuyết của chúng ta đến như thế nào, chúng ta cũng sẽ ngạc
nhiên nếu, theo qui tắc chung, hành vi của những con chuột và những động vật
khác đánh lừa những tiên đoán có ý hướng như thế. Thực thế, và dầu thuộc
trường phái nào, các nhà tâm lý thực nghiệm cũng rất lúng túng khi quan niệm
những tình huống thực nghiệm nhằm xác nhận các lý thuyết khác nhau của họ mà
không nhờ đến những tiên liệu có ý hướng liên quan đến những phản ứng đối với
các tình huống của những con vật được trắc nghiệm.

Giả thiết rằng một vật là một hệ thống có ý hướng là giả thiết rằng nó thuần lý,
nói cách khác, người ta không đi đến đâu từ giả định rằng thực thể x có những
niềm tin p, q, r… nếu người ta không giả thiết rằng x tin vào cái gì phái sinh từ p,
q, r…, mà thiếu cái đó thì không cách nào để tránh sự tiên đoán rằng x sẽ hành
động, bất chấp những tin tưởng p, q, r của nó, theo cách hoàn toàn ngu xuẩn. Và
nếu chúng ta không thể tránh sự tiên đoán này, chúng ta sẽ tuyệt đối không thủ
đắc bất kỳ năng lực tiên đoán nào. Do vậy, dầu người ta có nói rằng con vật tin
vào những chân lý của lôgích hay không, cũng phải giả định rằng nó tuân theo
những quy tắc lôgích.

Chắc hẳn rồi, chú chuột của chúng ta theo hay tin vào những quy tắc thuộc modus
ponens (1), bởi vì chúng ta gán cho nó những niềm tin sau đây: a) có một con
mèo ở bên trái, và b) nếu có con mèo ở bên trái, tốt hơn ta không nên đi qua bên
trái, và sự tiên đoán của chúng ta dựa vào khả năng đạt đến kết luận của chú
chuột.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.