TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1772

Daniel C.DENNETT, "Intentional Systems", Journal of Philosophy, 8, 1971.

Modus ponens là một sơ đồ hậu kết: r (pàq) và r_p vậy là r_q.

AUSTIN

(1911 - 1960)

Tài năng yểu mệnh, vị giáo sư này của đại học Oxford là cỗi nguồn của nền "triết
học về ngôn ngữ thường ngày" (la philosophie du langage ordinaire) như người ta
vẫn gọi. Thực hiện một mô tả tỉ mỉ về những cách sử dụng hiệu quả ngôn ngữ,
John Langshaw Austin xác định rằng những phát biểu tạo thành những hành vi
thực sự của diễn từ (speech acts) được khuôn định theo chuẩn tắc xã hội và phụ
thuộc vào những điều kiện thành công. Cùng với Searle, những phân tích được hệ
thống hoá của ông chấm dứt bá quyền của cách tiếp cận hình thức chỉ quan tâm
đến chân lý của các mệnh đề.

Những giá trị illocutoires (Valeurs illocutoires)*

Khởi đi từ sự phân biệt tầm kiện học (distinction heuristique) giữa những câu
nhận xét (constatifs) - chẳng hạn "trời mưa" - và những câu hoàn thành
(performatifs) - chẳng hạn "Tôi tuyên chiến" - sau đó Austin đi đến chỗ phân biệt
nội dung thành ngữ (le contenu locutoire) của một phát biểu mang ý nghĩa (được
kiến giải bằng những hạn từ của Frege về ý nghĩa và tham chiếu) với giá trị
"illocutoire" của hành vi diễn từ và những hiệu ứng "perlocutoirers" trên thính
giả. Khi nói: "Mày không được làm điều đó" (theo cách "locutoire") tôi khuyên
răn hoặc ra lệnh (theo cách "illocutoire") và can ngăn - hay cản trở - người khác
(theo cách "perlocutoire").

* Về các từ "locutoire", "illocutoire", "perlocutoire" ngay cả trong tự điển của
Pháp - cả tự điển thông dụng cũng như tự điển triết học - cũng đều không có; tự
điển Pháp-Việt lại càng không. Người dịch rất bối rối và tạm thời xin để y nguyên
văn tiếng Pháp vậy, trong khi chờ đợi sự giải cứu từ quý vị cao minh (Ghi chú
của Ng.d)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.