ý nghĩa, cũng như điều đã trở thành cốt yếu, là phân biệt nghĩa và quy chiếu (sens
et référence) chính bên trong ý nghĩa (la signification).
John AUSTIN, How to do things with words, 1962, bản dịch Pháp của G.Lane,
Quand dire, c’est faire, 1970.
1. Câu này hơi tối nghĩa, người dịch không dám chắc mình đã dịch đúng ý tác giả
hay không. Vậy xin ghi lại câu tiếng Pháp để tham chiếu: "Il s’agit d’un acte
effectúe en disant quelque chose, par opposition à l’acte de dire quelque chose".
QUINE
(Sinh năm 1908)
Có lẽ là triết gia danh tiếng nhất của Mỹ, Willard van Orman Quine lúc đầu xuất
bản những tác phẩm về lôgích học theo nguồn cảm hứng từ Russell và Carnap.
Rồi sử dụng những công cụ phân tích do phép tính những thuộc từ/ vị ngữ (le
calcul des prédicats) cung cấp, ông đề cập đến mọi vấn đề triết học. Ông bác bỏ
những tín điều của chủ nghĩa duy nghiệm lôgích (sự phân biệt giữa phân tích/
tổng hợp và luận đề theo đó mọi phát biểu có ý nghĩa đều có thể quy về một cấu
trúc lôgích từ những dữ kiện kinh nghiệm), và bảo vệ quan điểm là một lý thuyết,
được chuyển tả theo hình thức lôgích, thì về phương diện hữu thể học chỉ liên
quan đến giá trị của những biến tố được lượng hoá (des variables quantifiées).
Nói cách khác, sau sự giản quy lôgích những danh từ riêng, những mô tả xác định
và những biểu từ, việc lượng hoá là kênh quy chiếu duy nhất (le seul canal de la
référence). Cùng với Goodman ông đề xuất một "chiến lược giản quy duy danh
những thực thể" (une stratégie de réduction nominaliste des entités), tổng quát
hoá luận đề của Duhem bằng cách phát triển một thuyết "toàn bộ nhận thức luận"
(holisme épistémologique) theo đó những lý thuyết đương đầu nguyên cả khối
(en bloc) với toà án của kinh nghiệm.
Sự bất định của dịch thuật (l’indétermination de la traduction)
Tình trạng ý nghĩa tuỳ thuộc vào tính đồng nghĩa nội ngôn ngữ (la synonymie
intralinguistique) và việc dịch thuật liên ngôn ngữ (la traduction
interlinguistique). Quine tưởng tượng một tình huống dịch thuật triệt để (une