Người ta có thể nói rằng thực thi một hành vi "locutoire" nói chung là cũng tạo ra
eo ipso một hành vi "illocutoire" - như cách tôi đề xuất gọi tên nó. Để định nghĩa
loại hành vi sau này, điều quan trọng là phải định nghĩa chúng ta sử dụng thành
ngữ như thế nào:
- Chúng ta đặt một câu hỏi hay chúng ta trả lời.
- Chúng ta cho một lời chỉ dẫn, một lời bảo đảm hay một khuyến cáo.
- Chúng ta thông báo một phán quyết hay một ý định.
- Chúng ta công bố lời tuyên án.
- Chúng ta thực hiện việc phong chức danh, một lời kêu gọi hay một sự phê phán.
- Chúng ta định dạng hay cung cấp một mô tả v.v…
Chính hành vi được thực thi ở nghĩa thứ nhì (và là nghĩa mới) này mà tôi gọi là:
hành vi "illocutoire": đó là một hành vi được thực thi khi nói lên một cái gì, đối
lập với hành vi nói cái gì (1). Và tôi sẽ gọi lý thuyết về những chức năng ngữ học
khác nhau được bàn tới ở đây, là lý thuyết về những giá trị "illocutoires".
Người ta có thể khẳng định rằng các triết gia từ lâu đã bỏ quên việc nghiên cứu
này, giản quy mọi vấn đề vào các vấn đề "sử dụng thành ngữ". Ngay cả người ta
còn có thể nói rằng "ảo tưởng mô tả", được nêu ra trong cuộc hội thảo lần đầu của
chúng tôi, do ở chỗ là những vấn đề của phạm trù đầu tiên đã được coi, một cách
sai lầm, như là những vấn đề của phạm trù thứ nhì. Đúng là giờ đây chúng ta rút
ra được kết luận này: quả thực, từ vài năm nay chúng ta thấy càng ngày càng rõ
hơn rằng những tình huống của một phát biểu giữ một vai trò rất quan trọng và
rằng những từ phải được giải thích, một phần lớn, bởi "ngữ cảnh"/ "văn mạch"
(contexte), mà chúng được đưa vào, hoặc trong đó chúng được phát biểu, cứ thực,
theo dòng trao đổi ngôn ngữ. Trong khi đó, có lẽ chúng ta vẫn còn quá nghiêng
về việc cho ra những giải thích này bằng những hạn từ "ý nghĩa của các từ".
Đồng ý rằng chúng ta cũng có thể dùng từ "ý nghĩa" với một giá trị "illocutoire" -
"Điều đó có nghĩa như một mệnh lệnh" v.v…; nhưng tôi muốn phân biệt giá trị và