cơ bản của khoa học và của lương thức thông thường mà không có sẵn một hệ
thống khái niệm, dầu cũng là hệ thống đó hay một hệ thống khác, nó cũng không
thoát khỏi nghĩa vụ của một cuộc khảo sát triết lý. Nó có thể khảo sát và cải thiện
hệ thống từ bên trong, bằng cách kêu gọi đến tính mạch lạc và tính đơn giản;
nhưng đó là phương pháp của lý thuyết gia nói chung. Nó có thể cầu viện cuộc
vượt cấp ngữ nghĩa, nhưng nhà khoa học cũng có thể làm điều đó. Và nếu người
đại diện của khoa học lý thuyết trong những bước đi rất xa với những dữ kiện,
phải dành những liên kết cuối cùng với sự kích thích giác quan, thì triết gia trong
những bước đi càng xa hơn với những dữ kiện, cũng buộc phải làm như thế. Có lẽ
người ta không nên chờ đợi một thí nghiệm nào có thể cắt đứt một cuộc tranh
luận hữu thể học; nhưng chỉ vì những vấn đề này gắn liền với những kích ứng bề
mặt bằng những con đường rất đa dạng, qua cả một mạng lưới những giả thuyết
dùng làm trung gian.
Willard QUINE, Sách đã dẫn, tr.377 - 378.
* Bản tiếng Pháp: "rendre précis les paradoxes"
** Bản tiếng Pháp: "nettoyer les bidonvilles ontologiques".
Vì tác giả dùng cách diễn tả đầy hình tượng, nên có lẽ đối với nhiều người nghe,
câu này không khỏi chói tai.
GOODMAN
(Sinh 1906)
Lấy lại dự phóng của Carnap, Nelson Goodman mưu đồ một cấu trúc lôgích mới
về thế giới từ những qualia (như màu sắc, thời đoạn, nơi chốn…) và gợi hứng từ
phép tính toàn thể và thành phần (calcul méréologique) của Lesniewski mà ông
chấp nhận thuyết duy danh. Bên cạnh những công trình nhận thức luận, Goodman
sử dụng những phương pháp phân tích để mở ra một cuộc tái thẩm định độc đáo
những hiện tượng nghệ thuật.
Chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật (Le réalisme en art)