đọc Nietzsche vì ông sợ bị ảnh hưởng. Ông cũng thích thú với nhân chủng học
của thời đại mình (J.G.Frazer).
Trong suốt mười lăm năm cuối đời Freud bị bệnh ung thư hàm và cuối cùng ông
chết sau nhiều lần chịu phẫu thuật. Sự bạo hành của quốc xã, sau khi đã đốt sách
của ông vào năm 1933, buộc ông phải rời Vienne để tị nạn sang Luân đôn chỉ
mấy tháng trước khi mất.
DẪN NHẬP VÀO PHÂN TÂM HỌC
(Introduction à la Psychanalyse) - 1917.
Dẫn nhập vào phân tâm học thuộc về trong số những tác phẩm có tính đại chúng
nhất của Freud, qua đó ông tỏ ra là một người quảng bá xuất sắc cho chính học
thuyết của mình. Đây là một loạt những bài giảng của ông trong năm 1916 về
những "hành động hớ hênh" (les actes manqués), về giấc mộng và những bệnh
tâm thần. Vào thời đoạn này, những khái niệm và những chủ đề chính của phân
tâm học (sự dồn nén, vô thức, lý thuyết những xung động, sự chuyển hoán v.v…)
đã hình thành và cuộc tổng chỉnh lý năm 1919 đưa vào ý niệm xung động của cái
chết còn chưa xảy ra.
Những giấc mộng trẻ thơ
Ta biết Freud đã gán cho giấc mộng một tầm quan trọng như thế nào trong việc
do thám vô thức. Đối với ông, những giấc mộng trẻ thơ có giá trị đặc biệt về ý
nghĩa giấc mộng, vì rằng tác dụng kiểm duyệt không hoạt động ở đấy, và cái nội
dung hiển hiện ở đấy hợp lẫn với cái nội dung ẩn kín. Chính trong trường hợp ấy
mà giấc mộng, một cách ngây thơ nhất, là sự thực hiện một ước muốn bị đẩy lùi.
Ta hãy đưa ra vài thí dụ để hậu thuẫn những kết luận của ta sau này: a) Một đứa
con trai 22 tháng, được sai đưa biếu để mừng chúc một người, một giỏ anh đào.
Nó làm việc ấy một cách rõ rệt là bất đắc dĩ lắm, mặc dầu người ta đã hứa, chính
nó sẽ được mấy trái anh đào làm phần thưởng. Sáng hôm sau nó thuật lại là đã
nằm mê thấy: "Hermann (tên nó) đã ăn hết cả anh đào". b) Một đứa con gái nhỏ
ba tuổi và ba tháng được đi tàu biển lần thứ nhất. Lúc lên bờ nó không muốn rời
khỏi tàu và khóc thảm thiết. Nó cho là đi ít quá. Sáng hôm sau nó kể lại: "Đêm