hênh và những giấc mộng, nơi người lành mạnh và những gì người ta gọi là triệu
chứng tâm lý và hiện tượng cộng xung (phénomènes compulsionnels) nơi người
bệnh, kinh nghiệm riêng tư hàng ngày của chúng ta đặt chúng ta đối mặt với
những ý tưởng chúng đến trong đầu óc mà chúng ta không hề biết gốc tích chúng
đâu, và những hậu quả tư tưởng mà sự khởi thảo vẫn còn tàng ẩn đối với chúng
ta. Tất cả những hành vi ý thức này vẫn còn rời rạc và không thể hiểu được nếu
chúng ta cứ khẳng định với cao vọng phải tri giác bằng ý thức tất cả những gì
diễn ra nơi chúng ta về chuyện hành vi tâm lý (2); nhưng chúng được tổ chức
trong một toàn bộ mà người ta có thể chỉ ra sự mạch lạc (la cohérence). Vậy mà
chúng ta tìm thấy trong sự thu được ý nghĩa và sự mạch lạc một lý do, được biện
minh đầy đủ, để vượt qua kinh nghiệm trực tiếp (3). Và nếu hơn nữa nó tỏ ra rằng
chúng ta có thể xây dựng trên giả thuyết về vô thức một sự thực hành đầy thành
công nhờ đó chúng ta gây ảnh hưởng, phù hợp với một mục đích đã định, đến
dòng chảy của những tiến trình hữu thức (4) thì chúng ta đã thủ đắc, cùng với
thành công đó, một bằng chứng không thể bác bỏ về sự tồn tại của cái mà chúng
ta đã nêu làm giả thuyết. Vậy là người ta phải chấp nhận ý kiến là chỉ với cái giá
của một cao vọng khó đạt mà người ta có thể đòi hỏi rằng tất cả những gì diễn ra
trong lãnh vực tâm lý phải được biết bởi ý thức.
Sigmund FREUD, Siêu tâm lý_Vô thức, tr.66 - 67.
1. Phân tâm học đặc biệt quan tâm đến những hiện tượng khiếm khuyết.
2. Đó là luận đề của Descartes.
3. Điều đó khiến giả thuyết về vô thức tâm lý là cần thiết.
4. Tính cách vận trù (opératoire) của giả thuyết.
BẤT ỔN TRONG NỀN VĂN MINH
(Malaise dans la civilisation) 1930
Bất ổn trong nền văn minh là một suy niệm với giọng điệu bi quan về văn minh
nhân loại. Nền văn minh được trình bày như là chiến thắng, luôn khó khăn và tạm
bợ, của xung động sự sống, tượng trưng bởi Éros trên xung động sự chết mà