của đời sống. Đó là lý do tại sao ta phải định nghĩa cuộc tiến hoá này bằng cái
công thức ngắn gọn: cuộc đấu tranh của loài người vì sự sống. Và chính cuộc đấu
tranh này giữa những người khổng lồ mà các bà vú nuôi của chúng ta kêu cầu,
hầu mong xoa dịu: "Eiapopeia vom Himmel!"(5).
Sigmund FREUD, Bất ổn trong nền văn minh, ch.6.
1. Tính hiếu chiến là xung động chết chóc hướng về bên ngoài.
2. Bởi vì nó là "tiền cược" trong cuộc đối kháng vũ trụ.
3. Eros là sức mạnh kết nối của vũ trụ.
4. Xung động sự chết cũng âm thầm làm việc bên trong cá nhân. Nó là hình thái
tâm lý của tính phủ định (la négativité).
5. "Xin trời cao rủ lòng thương" một thành ngữ mượn từ bài thơ nổi tiếng của
Heine.
TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG (l’Avenir d’une illusion). Paris, PUF,
1971.
Trong Tương lai của một Ảo tưởng, Freud ứng dụng học thuyết tâm thần của ông
vào tôn giáo. Với từ "tôn giáo" (religion), Freud có ý nói đến niềm tin vào một
Thiên Chúa toàn năng và ngôi vị, Đấng chăm sóc chúng ta, và trong đời sau,
Chúa sẽ thưởng người lành và trừng phạt kẻ tội lỗi. Freud xem tôn giáo là "tài sản
tinh thần" của nền văn minh-tức là, sự đền bù mà các cá nhân nhận được cho các
hy sinh họ phải tạo ra để sống chung hoà bình trong xã hội. Mọi cá nhân được
dẫn dắt bởi các bản năng tình dục và sự gây hấn dựa vào xung động bản năng,
nhưng nền văn minh sẽ sụp đổ nếu con người trực tiếp tuân theo nguyên tắc khoái
lạc và chỉ tìm kiếm sự thoả mãn bản năng tức thời. Để nền văn minh tồn tại, con
người phải tuân theo nguyên tắc thực tại, và sẵn sàng từ bỏ hoặc hướng dẫn lại
nhiều xung động bản năng để gặt được những lợi lộc mà sự hợp tác hài hoà và
tương tác trong xã hội có thể sản sinh ra. Tôn giáo là tài sản tinh thần vì nó cống
hiến sự đền bù tâm lý cho những khước từ bản năng: Mặc dù tôi từ bỏ khoái lạc
nhất thời, song tôi có nguồn an ủi vì biết rằng Chúa hài lòng về tôi và sẽ thưởng