TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1788

giác này bao gồm cả yêu lẫn ghét) - các xung đột mà nó không bao giờ có thể
hoàn toàn khắc phục được - bị loại khỏi nó và mang tới một giải pháp được chấp
nhận rộng rãi.

Khi tôi nói rằng những điều này đều là các ảo tưởng, tôi phải định nghĩa ý nghĩa
của từ. Ảo tưởng không phải là cùng một thứ như sai lầm; cũng không nhất thiết
phải là sai lầm. Niềm tin của Aristote (triết gia Hy Lạp [384 - 322 trước Công
nguyên], cho rằng sâu bọ phát triển từ phân thú vật (niềm tin mà người không
hiểu biết vẫn bám vào), là sai lầm; đó cũng là niềm tin của các bác sĩ thế hệ trước,
cho rằng bệnh tabes dorsalis (một loại rối loạn của hệ thần kinh) là hậu quả của
sinh hoạt tình dục quá độ. Việc gọi các sai lầm này là ảo tưởng thì không đúng.
Nói cách khác việc Colombo cho rằng mình đã khám phá một lộ trình mới trên
biển dẫn đến Ấn Độ đúng là một ảo tưởng. Vai trò được đóng bởi ước mong của
ông trong sai lầm này rất rõ ràng. Người ta có thể mô tả như một ảo tưởng sự xác
nhận được tạo ra bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc nào đó cho rằng chủng
tộc Indo-German là chủng tộc duy nhất có khả năng tạo ra nền văn minh; hoặc
niềm tin, chỉ bị phá huỷ bởi phân tâm học, rằng trẻ em là tạo vật của ảo tưởng là
cái được rút ra từ ước vọng của con người. Về khía cạnh này chúng gần với các
ảo giác của bệnh tâm thần. Nhưng chúng cũng khác với ảo tưởng, tách hẳn cái
cấu trúc phức tạp hơn của ảo giác. Trong trường hợp ảo giác, chúng ta nhấn mạnh
sự hiện hữu của chúng như yếu tố cần thiết đối lập với thực tại. Ảo tưởng không
cần nhất thiết phải sai lầm-có thể nói là, không thể nhận thức được và đối lập với
thực tại. Thí dụ, một thiếu nữ giai cấp trung lưu có thể ảo tưởng là một hoàng tử
sẽ đến và cầu hôn cô. Điều này có thể xảy ra, và một ít trường hợp như thế đã xảy
ra. Việc Đấng Cứu thế sẽ đến và thiết lập một thời đại hoàng kim cũng ít nhiều
xảy ra. Việc một người phân loại niềm tin này là ảo tưởng hoặc là điều gì đó
tương tự với ảo giác sẽ lệ thuộc vào quan điểm cá nhân người đó. Những thí dụ
về ảo tưởng đã chứng minh là thật thì không dễ tìm ra, những ảo tưởng của các
nhà giả kim cho rằng mọi kim loại có thể biến thành vàng có thể là một trong số
đó. Ướ vọng có được nhiều vàng nhiều bao nhiêu có thể - đã được thấm sâu bởi
kiến thức thời nay về yếu tố quyết định sự thịnh vượng và điều này là thật, nhưng
ngành hoá học không còn quan tâm đến việc biến đổi kim loại thành vàng bao
nhiêu có thể nữa. Do đó, chúng ta gọi niềm tin là ảo tưởng khi sự đáp ứng ước
vọng là yếu tố nổi bật trong việc thúc đẩy nó, và khi làm thế chúng ta không quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.