Bản năng và những biến thái của chúng là điều cuối cùng mà phân tâm học có thể
biết. Từ ranh giới đó trở đi nó phải nhường chỗ cho nghiên cứu sinh học. Khuynh
hướng dồn nén và khả năng thăng hoa phải quy vào các cơ sở hữu cơ của tính
cách, những cơ sở trên đó về sau xây dựng nên lâu đài tâm trí. Tố chất bẩm sinh
của nghệ thuật và khả năng làm việc liên quan mật thiết đến thăng hoa, chúng tôi
phải thú nhận bản chất của chức năng phân tâm học là gì thì phân tâm học chưa
đạt đến được".
Thiên tài và sáng tạo
Vậy thiên tài, theo Freud, có là một tố chất bẩm sinh bí mật, một bí hiểm không
thể nghiên cứu khoa học được? Câu trả lời định vị trí cho phân tâm học so với -
nghiên cứu sinh học mà Freud đặt ít nhiều hy vọng. "Nghiên cứu sinh học cận đại
có chiều hướng cắt nghĩa những nét chủ yếu của thể tạng hữu cơ của người bằng
hỗn hợp những thiên hướng đực và cái, theo nghĩa vật chất…" - So với một triết
học về tính tất yếu tự nhiên.
"Trong cuộc sống của ta, đúng là mọi cái đều ngẫu nhiên từ khi đẻ ra tinh trùng
và trứng gặp nhau: một ngẫu nhiên tuy vậy nằm trong toàn bộ những quy luật và
tất yếu của tự nhiên và chỉ thiếu quan hệ với những ham muốn và ngộ giác của
chúng ta. Đường phân cách giữa những quyết định cuộc sống cá nhân của ta với
những "tất yếu" của thể tạng chúng ta, hoặc với những tất yếu trong tuổi thơ của
chúng ta, chưa được vạch ra chắc chắn ta không được phép nghi ngờ tầm quan
trọng của những năm đầu thời thơ ấu của ta. Ta còn quá ít tôn trọng tự nhiên, theo
những lời khó hiểu của Léonard, những lời đã báo trước của Hamlet "nó đầy
những lý do vô tận không bao giờ có trong thực nghiệm"… Mỗi ngày, mỗi chúng
ta đáp ứng một trong những lần làm thử nhiều không kể xiết theo đó "những lý do
của tự nhiên chen chúc nhằm để đi tới tồn tại".
Sigmund FREUD, Choix de textes của Laveysière, Paris, 1984.
LÉNINE
(1870 - 1924)