Như thế Marx đặt mình trên những lập trường giai cấp, và ông đã nhìn thấy
những hiện tượng đám đông của cuộc đấu tranh giai cấp. Ông muốn đem lại cho
giai cấp thợ thuyền cái nguyên lý của những cơ hành của xã hội tư bản và cho họ
thấy những tương quan và những định luật mà trong đó họ đang sống, để tăng
cường và định hướng cuộc đấu tranh của họ. Ông không có mục tiêu nào khác
hơn là cuộc đấu tranh giai cấp, để giúp giai cấp thợ thuyền làm cuộc cách mạng,
và sau đó xoá bỏ - vào giai đoạn cuối của chủ nghĩa Cộng sản - cuộc đấu tranh
giai cấp và mọi giai cấp.
Louis ALTHUSSER, Những lập trường, t.170 - 172.
1. Đối với những quy chiếu về Marx, xem các bản văn được kể ra trong sách này.
2. Tức quyển "Dẫn nhập vào Phê phán kinh tế chính trị"
HABERMAS
(Sinh Năm 1929)
Người ta có thể coi Jrgen Habermas - phụ tá cho Adorno từ 1956 đến 1959 như là
người thừa kế của lý thuyết phê phán từ trường phái Francfort. Nhưng tư tưởng
của ông tiến hành qua những đồng hoá phê phán từ nhiều trào lưu triết học và
nhiều phương pháp luận xã hội học Đức và Anh Mỹ. Sự nghiệp giảng dạy đại học
của ông - ông từng là đồng giám đốc của viện Max Planck từ 1971 đến 1981 -
được điểm xuyết bằng những chọn nhận lập trường chính trị cách tân ôn hoà
khiến ông phải nhận nhiều công kích khá gay gắt từ cánh hữu cũng như cánh tả.
Ông thăm dò mà không xa rời những nhiệm vụ của một lý thuyết phê phán xã hội
đương đại. Hai tác phẩm chính yếu của ông là: Lý thuyết và thực hành (Théorie
et praxis - 1971) và Lý thuyết về hành động liên thông (Théorie de l’agir
communicationnel).
LÝ THUYẾT VỀ HÀNH ĐỘNG LIÊN THÔNG
(Théorie de l’agir communicationnel) - 1981
Mọi khái niệm hành động đều định nghĩa hành động bằng một cứu cánh. Những
khái niệm về hành động xã hội phân biệt những loại điều phối các đối tác (des