dựng lên chống lại những cơ cấu chúng buộc ý thức hiện hành phục tùng những
tiêu chuẩn văn hoá độc quyền của các chuyên gia, những thứ văn hoá được phát
triển một cách hệ thống, trong khi cắt đứt ý thức này khỏi những tài nguyên của
văn hoá. Ý thức hiện hành thấy mình quay về với những truyền thống đã bị treo
lửng trong cao vọng của chúng về tính hiệu lực, và tuy nhiên, nơi nào mà ý thức
này thoát khỏi sự mê hoặc của chủ nghĩa truyền thống, nó vẫn bị bùng vỡ một
cách tuyệt vọng*. Địa vị của ý thức "giả tạo" ngày nay được chiếm đóng bởi ý
thức phân tán, nó trang hoàng bằng ngọn đuốc Khai sáng (Aufklrung) nhờ vào
những cơ hành của tiến trình vật hoá (des mécanismes de réification). Chỉ ở giai
đoạn này mà những điều kiện của một công cuộc thực dân hoá thế giới sống thực
(une colonisation du monde vécu) mới hội tụ đầy đủ.
[…] Vậy là lý thuyết về quá trình vật hoá hậu tư bản, được tái định thức trong
những hạn từ của hệ thống và của thế giới sống thực, phải được bổ sung bằng một
cuộc phân tích tính hiện đại văn hoá, nó chiếm địa vị của một lý thuyết về ý thức
giai cấp giờ đây đã bị vượt qua. Thay vì dùng để phê phán hệ tư tưởng, lý thuyết
này phải giải thích sự bần cùng hoá và sự phân tán của ý thức hiện hành; thay vì
gắn bó với những vết tích đã qua của một ý thức cách mạng (2), nó phải phân tích
những điều kiện của một liên kết giữa văn hoá thuần lý và liên thông hiện hành,
phụ thuộc vào những truyền thống sinh tồn.
Jrgen HABERMAS, Lý thuyết về hành động liên thông,
q.11, t. 390 - 391.
1. Cố gắng văn hoá, thoát thai từ thời Phục hưng, nhằm hội tụ những thực hành,
những kiến thức và những mục đích, như vậy là bị đặt vào thử thách.
2. Vấn đề trọng yếu nhất, được tranh luận rất gay gắt.
* Nguyên văn: … elle (cette conscience) reste désespérément éclatée. Một cách
diễn tả quá mới lạ của tác giả khiến người dịch (và có lẽ cả bạn đọc?) cũng hơi
ngỡ ngàng.
KHOA HỌC LUẬN Ở PHÁP TRONG THẾ KỶ XX (L’épistémologie en France
au XX siècle)