TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1815

Theo từ nguyên, "épistémologie" có nghĩa "théorie de la science" (lý thuyết về
khoa học). Tại Pháp và trên châu Âu lục địa, từ này được hiểu như là việc nghiên
cứu phê phán những vấn đề lý thuyết được đặt ra bởi việc thực hành các khoa
học, trong khi học giới Anh_Mỹ lại hiểu "epistemology" là sự nghiên cứu những
tiến trình tổng quát của tri thức (mà ta gọi vắn tắt là "tri thức luận"). Nói "thực
hành" là để chỉ rõ rằng khoa học luận hay tri thức luận về khoa học không thể
được quan niệm tách rời với việc thực hành nó: phải thực tập một khoa học nào
đó để có thể nói về nó từ bên trong. Nói "phê phán" là quy về một hoạt động chọn
lọc và đánh giá những vấn đề xứng đáng để khảo sát qua đó sự phán đoán đưa ra
những bằng chứng. Nói "lý thuyết" có nghĩa là tri thức luận được ghép vào một
thực hành mà nó tự đánh dấu bằng những cách đặt vấn đề và bằng viễn tượng,
tầm nhắm của nó đến một sự hiểu biết tinh tường hơn các kết quả, những thất bại
hay thành công và những gì trong khung cảnh nội bộ khoa học, điều kiện hoá
chúng.

Nhà tri thức luận không thể thực sự làm ra lý thuyết về một thực tiễn khoa học,
nhưng ông có mối quan tâm lý thuyết đối với những vấn đề hàm ẩn bên trong
khoa học khiến ta suy tư bởi chúng kêu gọi sự giải thích hay tranh luận. Chẳng
hạn, làm thế nào mà không đặt thành vấn đề, như Gaston Bachelard đã nêu rõ,
những khái niệm về sự vật, về đối tượng, về thực tại, về hiện tượng hay về
nguyên nhân từ những kết quả và những phương pháp của vật lý hiện đại?
Chuyện xảy ra là những nhà khoa học, một cách bán minh nhiên, tiến hành một
hoạt động tri thức luận hướng đến việc thông tin hoạt động khoa học của họ. Điều
đó đúng với Einstein. Điều đó cũng đúng đối với những nhà lôgích học như
Alfred Tarski, Kurt Gưdel hay Georg Kreisel, tác giả của những kết quả có tính
quyết định về phương diện kỹ thuật, họ đã không ngừng phát triển việc chủ đề
hoá sự phân tích phản tư hoạt động của mình (thématiser une analyse réfléchie de
leur activité) trắc lượng ý nghĩa và lợi ích của hoạt động đó, định nghĩa lại vị trí
và những định hướng cả đến việc xác định các chương trình nghiên cứu cho các
học trò của họ (1).

Chính bởi khía cạnh lý thuyết của nó mà tri thức luận khoa học chạm đến triết
học, nếu phải tuyệt đối phân biệt giữa triết lý khoa học (philosophie des sciences)
và tri thức luận/ khoa học luận (épistémologie). Vào đầu thế kỷ XX, Meyerson và
Duhem duy trì sự phân biệt nhằm bảo lưu những quyền của siêu hình học trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.