những liên hệ toán học không hề tuân theo những ràng buộc chúng có thể xuất
hiện trong sự quan sát ban đầu. Chúng đi theo dấu vết của một sự điều phối ẩn
tượng (une coordination nouménale), chúng làm thành đối tượng cho một tư
tưởng điều phối trước khi là đối tượng cũa một kiểm chứng thực nghiệm.
Vấn đề triết học về sự kiểm chứng các lý thuyết từ đó được chuyển cung. Cái yêu
cầu mang tính duy nghiệm muốn kéo tất cả về kinh nghiệm, một nhu cầu hãy còn
rất rõ ràng vào thế kỷ vừa qua, giờ đây đã mất tính ưu tiên, theo nghĩa là sức
mạnh của phát minh đã hoàn toàn chuyển sang lý thuyết toán học. Xưa kia triết lý
tổng quát về kinh nghiệm trong vật lý học đã diễn tả khá tốt bởi công thức này
của Paul Valéry"phải giản quy cái gì thấy được vào cái gì được thấy" (il faut
réduire ce qui se voit à ce qui se voit). Vậy là nhà thơ đã dành mọi vinh quang
cho tầm nhìn. Giờ đây có lẽ chúng ta sẽ nói thế này, nếu chúng ta muốn diễn tả
nhiệm vụ thực sự của vi vật lý: phải giản quy cái gì không thấy được vào cái gì
không được thấy, thông qua kinh nghiệm thấy được (il faul réduire ce qui ne se
voit pas à ce qui ne se voit pas en passant par l’expérience visible). Trực quan trí
tuệ của chúng ta từ nay lấn bước trực quan khả giác. Lãnh vực kiểm chứng vật
chất chỉ còn cung cấp một bằng chứng phụ trội cho những ai không có niềm tin
thuần lý. Dần dần chính sự mạch lạc thuần lý đi đến chỗ thay thế, với sức mạnh
của xác tín, sự kết dính của kinh nghiệm thông thường. Vi vật lý không còn là
một giả thuyết giữa hai thí nghiệm mà đúng hơn là một thí nghiệm giữa hai định
lý. Nó bắt đầu bằng một tư tưởng, nó kết thúc thành một vấn đề.
Gaston BACHELARD, "Ẩn tượng và vi vật lý" trong Études I,
1970, t.12 - 16
a. Walter Ritz: Nhà vật lý và toán học sinh ở Thuỵ Sĩ (1878) và mất ở Gưttingen
(1909). Ông được biết đến vì những công trình về quang phổ ký (spectroscopie)
và một phương pháp giải tiếp cận cho một số bài toán của phép tính các biến số.
b. Vaihinger: Triết gia Đức (1852 - 1933) tác giả của quyển sách nổi tiếng Die
Philosophie des Als_Ob (Triết học về cái nếu như - La philosophie du comme si),
Berlin, 1911, ông còn là người thành lập Kantstudien (Kant học). Ông phân biệt