TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1825

triệt được nhị nguyên tính căn bản trong vũ trụ. Tất cả những khái niệm cơ bản
hình như có thể tách làm đôi; nó có thể đi đôi với những khái niệm bổ túc (1). Từ
nay trở đi, bất cứ trực giác nào cũng bắt nguồn ở một sự lựa chọn; vậy có một sự
hồ đồ chính yếu ở nền tảng khoa học, và tính chất trực tiếp của những điều hiển
nhiên trong học thuyết Descartes bị quấy rầy. Không những Descartes tin rằng ở
ngoại giới, có những yếu tố tuyệt đối, nhưng ông còn nghĩ rằng những yếu tố
tuyệt đối ấy có thể biết được một cách toàn diện, chính là những đơn tố không thể
phân chia được. Người ta trông thấy toàn diện những đơn tố ấy, vì người ta để
chúng cách biệt mà trông. Cũng như ý tưởng rõ ràng, minh bạch được hoàn toàn
thoát khỏi sự hồ nghi, bản tính của vật thể đơn giản được hoàn toàn tách rời
những mối liên quan với những vật thể khác. Không gì chống đối Descartes bằng
sự thay đổi tinh thần chậm chạp do những cách tính đúng đắn dần dần của thí
nghiệm gây ra, nhất là khi những cách tính khá sâu sắc cho biết nhiều kỳ quan cơ
bản mà cuộc tra cứu đầu tiên không biết tới. Đó là trường hợp về quan niệm của
Einstein mà sự phong phú và giá trị phức tạp đột nhiên làm nổi bật quan niệm
nghèo nàn của Newton. Đó cũng là trường hợp về cơ học ba động của Louis de
Broglie đã bổ túc, theo ý nghĩa hoàn toàn nhất của chữ ấy, cơ học cổ điển và đến
cả cơ học tương đối nữa…

Người ta hãy so sánh tri thức luận của Descartes với lý tưởng phức tạp của khoa
học hiện đại; xin người ta hãy nhớ nhiều phản ứng của tinh thần khoa học mới
chống lại tư tưởng vô tổng hợp! Khoa học hiện đại căn cứ vào một tổng hợp sơ
khởi liên kết ngay ở nền tảng của nó, cả ba môn hình học - cơ học - điện học; nó
thuyết minh trong không thời gian; nó tăng gấp bội định đề xếp thành cương yếu;
nó đặt sự hiểu biết sáng sủa vào cách tổ hợp tri thức, chứ không phải vào cách
suy ngẫm rời rạc về những vật thể hợp lại. Nói cách khác, nó thay sự sáng sủa tại
thân bằng một sự sáng sủa chế hoá. Không phải là thực thể soi sáng mối tương
quan, mà chính là mối tương quan soi sáng thực thể.

Nói tóm lại, chúng tôi tưởng rằng sự giải thích khoa học có khuynh hướng tiếp
nhận, tại nền tảng của nó, những yếu tố phức tạp, và chỉ xây dựng trên những yếu
tố tuỳ điều kiện, và chỉ nhìn nhận yếu tố nào là đơn giản một cách tạm thời, trong
phạm vi những tác dụng rất riêng biệt.

Gaston RACHERLARD, Tinh thần khoa học mới, t. 141 - 144.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.