TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1826

Trí tưởng tượng và thế giới hình tượng (L’imagination et le monde des images)

Cũng như ký ức không được định nghĩa như sự sinh tồn hay tái sinh các hình ảnh,
thì trí tưởng tượng cũng không thể được coi như sự phối hợp đơn giản các hình
ảnh. Gaston Bachelard đã viết mấy tác phẩm rất lý thú về mơ mộng và chiêm bao
gợi ra ở ta do bốn nguyên tố. Đó là loạt tác phẩm: Không khí và các giấc mơ
(l’air et les songes), Nước và các giấc mộng (L’eau et les rêves), Đất và những
mơ màng của ý chí (la terre et les rêverie de la volonté) và Phân tâm học về lửa
(Psychanalyse du feu). Ở đây ông gán cho trí tưởng tượng cái đặc tính đưa ta vào
một "thế giới hình tượng", không phải không có chỗ giống cái thế giới mà Jean
Paul Sartre diễn tả.

Cũng như nhiều vấn đề tâm lý, việc sưu tầm về trí tưởng tượng đã bị làm mờ rối
do cái ánh sáng giả dối của ngữ nguyên. Người ta cứ muốn cho tưởng tượng là
cái khả năng tạo thành hình ảnh. Nhưng nó lại chính là cái khả năng làm sai lệch
những hình ảnh do tri giác cung cấp, khả năng giải thoát ta khỏi những hình ảnh
đầu tiên, khả năng thay đổi các hình ảnh. Nếu không có sự thay đổi hình ảnh, kết
hợp bất ngờ các hình ảnh, thì không có tưởng tượng, không có hoạt động tượng
hình. Nếu một hình ảnh hiện thời không làm ta nghĩ đến một hình ảnh khiếm
diện, nếu một hình ảnh ngẫu nhiên không gợi ra vô số những hình ảnh biến tính
cả một sự bùng nổ những hình ảnh, thì không có tưởng tượng. Chỉ có tri giác, kỷ
niệm một tri giác, ký ức thông thường, tập quán màu sắc và hình thức. Danh từ
căn bản tương đương với tưởng tượng không phải là hình ảnh nhưng là không
tưởng. Giá trị một hình ảnh tuỳ theo trình độ rộng lớn của cái hào quang không
tưởng của nó. Nhớ không tưởng mà trí tưởng tượng cốt yếu là mở rộng, mơ hồ.
Trong tâm linh nhân tính, nó chính là kinh nghiệm sự mở rộng, kinh nghiệm sự
mới mẻ. Hơn cả các năng lực khác, có chỉ định tính cách của tâm linh con người.
Như Blake đã tuyên bố: "Tưởng tượng không phải là một trạng thái, nó là chính
hiện sinh con người". Ta sẽ nhận thấy dễ dàng sự xác thật của câu châm ngôn ấy
nếu ta nghiên cứu… tưởng tượng văn chương, tưởng tượng đàm thoại, tưởng
tượng dựa vào ngôn ngữ mà kết thành căn bản thời gian của thần tính và do đó
thoát ngoài thực tế.

Ngược lại, khi một hình ảnh rời bỏ cái nguyên tố không tưởng của nó và định cư
vào một hình thức nhất định, thì nó nhiễm dần các tính cách của tri giác hiện thời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.