TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1829

vừa theo học y khoa. Tiến sĩ y khoa ở đại học Strasbourg, quay về
Clermond_Ferrand năm 1943 ông xuất bản luận án tiến sĩ y khoa Người bình
thường và người bệnh tinh thần (Le Normal et le Pathologique). Giảng dạy ở Văn
khoa Strabourg từ 1941, Canguilhem tích cực tham gia kháng chiến. Năm 1944
ông là y sĩ trong chiến khu Auvergne. Tổng thanh tra trung học từ 1948 đến 1955,
ông bảo vệ, vào năm 1955, luận án tiến sĩ triết học Sự tạo thành ý niệm phản xạ
vào các thế kỷ XVII và XVIII. Kế nhiệm Gaston Bachelard ở đại học Sorbonne
và viện lịch sử khoa học, năm 1965, ông gắn bó với việc giảng dạy triết học, cho
đến khi nghỉ hưu, 1971, vào giảng dạy lịch sử khoa học cho những ứng viên thạc
sĩ và những nghiên cứu sinh và đích thân ông cũng không bao giờ từ bỏ việc
nghiên cứu.

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ TRIẾT LÝ KHOA HỌC

(Études d’histoire et de philosophie des sciences) - 1968.

Bản văn này trích từ bài dẫn nhập mang tựa "Đối tượng của lịch sử khoa học"
trong tập san Nghiên cứu lịch sử và triết lý khoa học. Sau khi lưu ý rằng "triết lý
với lịch sử khoa học có một tương quan trực tiếp hơn là giữa sử học với khoa
học". Bản văn đề cập, qua sự phê phán ý tưởng mà chủ nghĩa thực chứng tạo ra,
vấn đề tương quan giữa lịch sử khoa học với tri thức luận, gợi ra sự phân biệt của
học giới Anh Mỹ giữa lịch sử hướng ngoại và lịch sử hướng nội của khoa học
(L’histoire externaliste et l’histoire internalistte des sciences), G. Canguilhem đặt
vấn đề - được xác định là trung tâm từ những dòng đầu tiên - đối tượng của lịch
sử khoa học: "Lịch sử khoa học là lịch sử của cái gì?" Những suy tư qua đó câu
trả lời được phác thảo hướng đến việc đánh dấu "tính độc lập của một môn học
tạo thành nơi chốn mà những vấn đề lý thuyết, được đặt ra bởi sự thực hành khoa
học, được nghiên cứu toàn diện".

Đối tượng trong lịch sử khoa học (L’objet en histoire des sciences)

Đối tượng trong lịch sử khoa học chẳng có điểm nào chung với đối tượng của
khoa học. Đối tượng khoa học được tạo thành bởi diễn từ phương pháp, là ở hàng
nhị đẳng, mặc dầu không phái sinh, so với đối tượng tự nhiên, nguyên thuỷ - vốn
là tiền-văn bản (pré-texte). Lịch sử khoa học làm việc trên những đối tượng nhị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.