TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1842

électron; nhưng vấn đề là mở rộng sự thành công này đến những hệ thống có
nhiều électrons. Bohr, người luôn suy tư bằng những khái niệm cơ bản, tìm đủ
mọi cách khả thi để hiểu, để mô tả, để hình thức hoá tương quan giữa lý thuyết
lượng tử với cơ học và với điện từ học. Khi ông thành lập viện Vật lý lý thuyết ở
Copenhague năm 1921, là nhằm mục đích phát triển những nghiên cứu của vật lý
nguyên tử bằng cách cộng tác với số lượng đông nhất có thể được các nhà vật lý,
được đào tạo ở những trường phái khác nhau và do vậy có thể có những quan
điểm khác nhau về cái mà Bohr gọi là điều bí ẩn (l’énigme). Năm 1922 Bohr làm
quen với Heisenberg và Pauli, những người sẽ trở thành các phụ tá của ông và sẽ
là trong số những người sáng lập cơ học lượng tử chính danh. Sau sự khám phá
ba chủ nghĩa hình thức mà ta đã nói ở trên, Bohr dành mọi công sức cho việc
thanh lọc cái tình huống hoàn toàn mới được tạo ra từ quan điểm định nghĩa đối
tượng vật lý.

Cơ học lượng tử quả thật đã đem lại một đảo lộn toàn diện trong cách xác định
đối tượng và cách suy tư về thiên nhiên. Trong vật lý cổ điển, một đối tượng -
một hệ thống vật chất - được xác định bởi một số thông số nào đó cho phép một
mô tả được coi như toàn diện về trạng thái nguyên thuỷ của nó vào một thời điểm
nào đó. Sự xác nhận thuyết tất định hệ tại chỗ đặt ra rằng có một quy luật tiến hoá
nó cho phép tiên báo từ sự mô tả toàn diện này, tình trạng của hệ thống vật chất ở
một lúc khác. Trong chủ nghĩa hình thức toán học của cơ học phân tích cổ điển,
sự xác nhận này phản ánh sự kiện là những định luật tiến hoá được diễn tả trong
những phương trình vi phân. Trong vật lý lượng tử sự khó khăn đến từ chỗ ta
không thể xác định, với sự chính xác như mong muốn, những giá trị của các
thông số chúng mô tả tình trạng nguyên thuỷ của một hệ thống. Điều đó là bất
khả bởi vì chính hành vi quan sát một hệ thống đem đến một sự nhiễu loạn cho hệ
thống này mà người ta không kiểm soát được. Do vậy, sự mô tả tình trạng nguyên
thuỷ của hệ thống không bao giờ hoàn toàn; đó là ý nghĩa những tương quan bất
định của Heisenberg. Những tương quan này không hề là sự diễn tả một giới hạn
với sự chính xác của những đo lường vật lý. Chúng chỉ diễn tả giới hạn hiệu lực
của việc sử dụng những khái niệm của vật lý cổ điển và việc bỏ đi tính nhân quả
trong thực tế là sự bỏ đi một loại hình thức hoá những hiện tượng nó nói lên đặc
trưng của vật lý cổ điển.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.