TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1844

Gabriel Marcel (1889 - 1973) cùng với Karl Jaspers thuộc nhóm người thứ hai
trong những triết gia hiện sinh. Trái với Heidegger và Sartre, cả hai cùng có điểm
đặc trưng là không những chỉ nhận có siêu việt thể "theo chiều ngang" mà còn cả
siêu việt thể "theo chiều dọc" (nghĩa là hướng về Thượng đế), và thêm nữa, họ
bác bỏ một hữu thể luận theo nghĩa cổ điển và không nhờ đến sự phân tích duy lý
và chỉ đồng ý với những mô tả tự do về kinh nghiệm hiện sinh. Lập trường của
Marcel là chống đối mãnh liệt tính cách hệ thống đến nỗi các quan điểm khó mà
tập thành hơn bất cứ một triết gia hiện sinh nào. Quả thực, chưa có ai thành công
trong việc làm này. Vì lý do đó và cũng bởi Marcel chỉ đưa ra một phát biểu sơ về
tác phẩm chính của ông (Thám sát tính thể của đời sống tâm linh), tác phẩm dành
cho việc đưa ra một cố gắng hệ thống hoá; tốt hơn là nên khái thuật triết lý của
ông giới hạn trong những điểm chính yếu thôi, mặc dù tầm quan trọng, lớn lao
của nền triết học này.

Xét theo thời gian thì Marcel là người đầu tiên trong những triết gia hiện sinh
đương thời. Ngay từ năm 1914 ông đã đề ra những thể tài hiện sinh trong bài báo
của ông nhan đề (Existence et objectivité). Trong trường phái này, có lẽ ông là
người gần Kierkegaard nhất, nhưng ta phải ghi nhận rằng ông đã khai triển quan
điểm căn bản của mình trước khi được đọc Kierkegaard. Những đường nét phát
triển của ông, như được trình bày trong hai tập "nhật ký siêu hình" (Journal
métaphysique, 1914 - 1917, và Être et Avoir, 1918 - 1933), song hành với những
đường nét của Kierkegaard. Cũng như khởi điểm của Kierkegaard là chống đối
Hegel, Marcel cũng thế, sau khi đã nghiên cứu cặn kẽ những nhà tân chủ Hegel ở
Anh, và nhất là Royce (La métaphysique de Royce, 1945), ông thoát khỏi duy
tâm luận dần dần để đi đến một thứ triết học chủ quan, hiện sinh. Ông bắt đầu với
quan điểm rằng, để trả lời cho câu hỏi về hiện hữu của Thượng đế, trước tiên
không thể không xác định cho rõ khái niệm về hiện hữu. Những nghiên cứu của
ông về chủ đề này dẫn ông đến chỗ kiến lập một thứ triết học "cụ thể". Rồi thì,
Marcel quay về Công giáo và ngày nay ông là một trong những phát ngôn viên
công giáo quan trọng ở Pháp. Tuy nhiên, ông giữ lập trường tiêu cực đối với triết
học công giáo cổ truyền, nhất là chủ thuyết Thomas. Năm 1949 ông nhận chức
giảng sư Gifford, một vinh dự lớn nhất của một triết gia và chỉ một số ít triết gia
Đại lục nhận được (trong số đó có Hans Driesch, Étienne Gilson, Karl Barth).
Không khác gì Sartre, Marcel không trở thành một giáo sư ở đại học. Nhưng qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.