sự tiếp xúc rộng rãi với thế hệ trẻ, ông đã gây ảnh hưởng quan trọng trên tư tưởng
Pháp và ngày nay là một trong những triết gia nổi tiếng nhất ở Âu châu.
TỒN TẠI VÀ SỞ HỮU (Être et Avoir)
Marcel chủ trương rằng thể đối vật và hiện hữu là hai chiều hoàn toàn khác nhau
của thể tính. Điều này được thấy rõ nhất trong vấn đề căn bản: hiện thân
(Incarnation). Mối tương quan giữa xác tôi và tôi không thể được mô tả như là là
(être) và có (avoir). Tôi là thân xác tôi, nhưng tôi không thể đồng nhất mình với
nó. Vấn đề hiện thân đã dẫn Marcel đi đến chỗ phân biệt rõ ràng giữa nghi đề
(Problème) và huyền thể (mystère). Một nghi đề quan hệ cái gì hoàn toàn ở phía
trước tôi, cái mà tôi có thể nhìn với tư cách một quan sát viên; trái lại, huyền thể
là "cái mà tôi dấn thân (engagé) vào", như thế, tự bản chất, nó không thể hiện hữu
ở ngoài tôi. Chỉ có những huyền thể là thuộc triết học, và như thế triết học phải là
siêu khách quan, cá biệt, bi kịch và bi tráng nữa. "Tôi không làm chứng cho một
hí kịch", Marcel hay gợi lại hằng ngày lời nói này cho ký ức. Ông nói, khả tính
của tự tử là khởi điểm của một siêu hình học chân thực. Một siêu hình học như
thế nhất định không phải là duy lý, cũng không phải là trực giác: nó là sản phẩm
của loại phản tư hạng thứ (réflexion seconde).
Marcel chưa đưa ra nền siêu hình học này nhưng ông đã phác họa phương pháp
của nó. Nó phải đưa ra một giải pháp cho nhu cầu căn bản của thể luận: phải có
thể tính; phải có cái gì mà người ta không thể giải quyết bằng một phân tích, hơi
giống như tâm lý lọc "giải thích" các hiện tượng tâm thể. Chắc chắn có thể tính,
có cái "là", thực tại huyền nhiệm của cái "Tôi là" (không phải cogito ergo Sum)
bảo đảm nó cho chúng ta. Như thế người ta khắc phục sự đối lập của chủ và
khách, duy thực và duy tâm. Thực tại con người tự bộc lộ như là thực tại của một
homo viator (người lữ hành) một thể tính luôn luôn biến dịch; một nền triết học
nào mà ngộ nhân chân lý này, mà toan cắt nghĩa con người bằng một hệ thống,
triết học ấy không thể lý giải được con người.
Chính do sự nhận xét về những tương quan của con người, về thực tại phù hợp
với những phán đoán của người thứ hai, tức là "Anh", nhận định ấy cho phép ta lý
giải thể tính con người. Những tương quan phi đối tượng của cái Anh này là
những tương quan sáng tạo, vì qua chúng, tôi tự tạo và đồng thời giúp tha nhân tự