(L’être et le néant) - 1943
Trong bộ Khảo luận hữu thể học hiện tượng luận "đồ sộ này, Sartre phác thảo -
đối lại quyển sách lớn của Heidegger, Sein und Zeit (Hữu thể và Thời gian) -
trong một ngôn ngữ bạo liệt và mới mẻ, một thế giới quan (une vision du monde)
và một "phong cảnh hữu thể học" (un paysage ontologique) độc đáo, nó sẽ tạo
thành tấm màn phông và bầu khí quy chiếu cho mọi thái độ của con người thời
hiện đại đối với đời sống, với chính mình và với tha nhân: đó là chủ nghĩa hiện
sinh (l’existentialisme). Quyển sách phân tích - trong một ngôn ngữ và một
nguồn hứng, hữu thể học gây xôn xao cả một thời đại - cái cách thế hiện hữu lạ
lùng của ý thức như là tiềm năng phi thực tại, tự do và hư vô hoá (néantisation),
như là không biết bằng cách nào, trong sự dày đặc mờ đục và chà đạp của sự vật
và dưới áp lực hiện hữu đầy ấn tượng của vật tự thân (l’en_soi).
Ở đó ý thức chẳng gì khác hơn là một thứ "phá sức nén hữu thể" (décompres-sion
d’être), nó không thuộc về vật giới (l’ordre des choses) và theo nghĩa này nó
chẳng là gì cả: một hư vô (un néant). Do đó mà tựa đề của tác phẩm là: L’Être tức
là vật tự thân (l’en_soi) ù lì và không thể xuyên thấu của sự vật, mà hư vô của
hữu thể (le néant d’être) không thể nắm bắt của ý thức bị dính bẫy vào trong siêu
việt tính bất khả giản lược của nó đối với sự vật chúng chỉ là sự vật, ý thức là một
tự do nó chính là không là gì cả, bởi vì trong nó "hiện hữu có trước yếu tính"
(l’existence précède l’essence). Ý thức, vốn có cách thức hiện hữu đặc thù của thể
tự quy (le pour_soi) không vì thế mà, do thân phận thực tại người của nó, kém bị
dâng hiến (cho đến buồn nôn) cho những sức nặng của vật tự thân (trong sự nhập
thể, trong kiện tính, trong sự khách thể hoá bởi tia nhìn của tha nhân, giữa lòng
"hữu thể _hướng_tha" - l’être_pour - autrui), tuy vậy lại chẳng bao giờ có thể tìm
được lý do khoan miễn (trong nguỵ tín - mauvaise foi) cho một trách nhiệm
không thể khước từ: trách nhiệm bởi đó, con người, vào mỗi khoảnh khắc, biết
rằng mình "bị lên án phải tự do"(l’homme se sait "condamné à être libre").
Giữa "chủ nghĩa hiện thực" và "chủ nghĩa duy tâm": phiên bản của Sartre về việc
"quay về với chính sự vật". (Entre réalisme et idéalisme: la version sartrienne du
"retour aux choses mêmes")