nghĩa giải thích. Ý thức của tôi không bị giới hạn vào việc xem xét một sự phủ
định. Nó tự tạo ra chính nó trong chính da thịt của nó như là sự hư vô hoá một
khả thể mà một thực tại con người khác dọi phóng ra như là khả thể của nó. Vì lý
do ấy, nó phải xuất hiện trên thế giới như một lời nói Không mà người nô lệ vừa
thoạt nhìn thấy ông chủ, hay người tù đang muốn trốn thoát nhìn thấy người canh
tù đang nhìn mình. Cũng có những người (vd: người trông nom, người giám thị,
cai tù) mà thực tại xã hội của họ chỉ là thực tại của cái Không, họ sẽ sống và chết,
chỉ có một cái Không. Các người khác để làm cho cái Không trở thành một phần
của chính chủ thể tính của họ nên họ thiết lập nhân cách của họ như một sự phủ
định vĩnh viễn. Đây là ý nghĩa và chức năng của cái mà Scheler gọi là "con người
miễn cưỡng" - trên thực tế là cái Không. Nhưng có những thái độ tinh tế hơn, mô
tả thái độ ấy sẽ dẫn chúng ta đi xa hơn vào nội tại tính của ý thức. Sự châm biếm
là một trogn số những thái độ này. Trong châm biếm, một người huỷ diệt chính
cái mà họ đặt để trong cùng một hành vi; họ khẳng định để phủ nhận và phủ nhận
đã khẳng định; họ tạo ra một vật tích cực nhưng vật ấy không có hữu thể nào
ngoài sự hư vô của nó. Như vậy các thái độ phủ định đối với bản ngã cho phép
chúng tôi nêu lên một câu hỏi mới: Chúng ta phải nói hữu thể của một người mà
có khả năng phủ nhận chính mình là gì? Nhưng chúng tôi không bàn đến thái độ
"tự phủ nhận" theo nghĩa phổ quát của nó. Các loại thái độ mà có thể xếp loại
dưới tiêu đề này thì quá khác nhau; chúng ta có nguy cơ chỉ giữ lại một số mà
thôi. Tốt nhất nên chọn và xem xét một thái độ xác định có tính chất cơ bản đối
với thực tại con người và là thứ ý thức mà thay vì hướng sự phủ định của nó ra
bên ngoài thì lại quay sự phủ định ấy về chính nó. Thái độ này theo tôi là nguỵ tín
(mauvaise foi).
Thông thường nguỵ tín được hiểu đồng nghĩa với sự sai lạc. Chúng ta nói một
người có nguỵ tín hay một người tự lừa dối mình như là đồng nghĩa. Chúng ta sẽ
sẵn sàng nhìn nhận rằng nguỵ tín là một sự lừa dối chính mình, với điều kiện
chúng ta phân biệt sự lừa dối mình với sự lừa dối nói chung. Chúng ta sẽ nhất trí
rằng nói dối là một thái độ phủ định. Nhưng sự phủ định này không ảnh hưởng
trên chính ý thức, nó chỉ nhắm tới cái siêu nghiệm. Bản chất của nói dối trên thực
tế hàm ý rằng người nói dối thực sự có hoàn toàn sự thật mà người ấy đang che
giấu. Một người không nói dối về điều mà người ấy không biết; họ không nói dối
khi họ truyền bá một sai lầm mà họ là người bị lừa; họ không nói dối khi họ bị