Cho tới đây chúng ta mới vạch ra những điều kiện làm cho sự nguỵ tín có thể
quan niệm được, các cơ cấu của hữu thể cho phép chúng ta có những quan niệm
về nguỵ tín. Chúng ta không thể dừng lại ở những suy xét này; chúng ta vẫn chưa
phân biệt giữa nguỵ tín và sự giả trá. Các khái niệm hai mặt mà chúng ta đã mô tả
chắc chắn thường được sử dụng bởi một người nói dối để đánh lừa người hỏi họ,
mặc dù mọi người có thể và phải thấy hiển nhiên rằng tính chất hai mặt của
chúng được thiết lập về hữu thể con người chứ không phải là về một hoàn cảnh
thường nghiệm nào. Vấn đề thực sự của nguỵ tín xuất phát hiển nhiên từ sự kiện
rằng nguỵ tín là một niềm tin. Nó không thể là một lời nói dối phi đạo đức cũng
không thể là một sự chắc chắn - nếu ta hiểu sự chắc chắn như là sự chiếm hữu
trực tiếp đối tượng. Nhưng nếu chúng ta hiểu niềm tin có nghĩa là sự gắn bó của
hữu thể với đối tượng của nó khi đối tượng này không được trao cho nó hay chỉ
được trao một cách không rõ rệt, thì ngụy tín chính là khôngniềm tin; và vấn đề
của nguỵ tín cũng là vấn đề của niềm tin.
Nguỵ tín không có các quy tắc và tiêu chuẩn như chúng được chấp nhận bởi tư
tưởng phê bình của thiện tín. Thực ra, cái mà nó quyết định trước tiên là bản chất
của sự thật. Với ý đồ xấu, một sự thật xuất hiện, một phương pháp suy nghĩ một
loại hữu thể giống như hữu thể của đối tượng; nét đặc trưng bản thể học của thế
giới nguỵ tín đột ngột vây bọc xung quanh chủ thể là như thế này; ở đây hữu thể
không phải đúng như bản chất của nó, và không phải không đúng như bản chất
nó. Do đó một loại chứng cớ hiển nhiên kỳ lạ xuất hiện: chứng cớ không thuyết
phục. Nguỵ tín nắm bắt được chứng cớ nhưng nó bị từ chối trước rằng nó không
được thể hiện đầy đủ bởi chứng cớ này, không được thuyết phục và biến đổi
thành thiện tín. Nó tự biến mình thành hèn hạ và nhỏ bé; nó nói nó không phải
không biết rằng niềm tin là sự quyết định và rằng sau mỗi nhận thức trực giác, nó
phải quyết định và muốn nó là cái gì. Như thế nguỵ tín trong kế hoạch sơ khởi
của nó và trong việc đi vào thế giới, nó quyết định về bản chất chính xác của các
yêu cầu của nó. Nó kiên quyết không đòi hỏi quá đáng, bằng lòng khi nó được
thuyết phục đủ, cưỡng ép mình trong các quyết định gắn bó với các sự thật không
chắc chắn. Kế hoạch sơ khởi này của nguỵ tín là một quyết định về bản chất của
niềm tin trong nguỵ tín. Chúng ta cần hiểu rõ ràng rằng không có vấn đề một
quyết định ý thức, cố ý, nhưng là vấn đề của một sự xác định tự phát về hiện hữu
của chúng ta. Người ta tự đặt mình trong nguỵ tín khi người ta đi ngủ và người ta