ở trong nguỵ tín khi mơ. Một khi hình thái hiện hữu này được thể hiện rồi, thì loại
bỏ nó cũng khó giống như đánh thức; nguỵ tín là một loại hữu thể trong thế giới,
giống như thức hay mơ, là cái có khuynh hướng tự duy trì hiện hữu thường
xuyên, mặc dù cơ cấu của nó thuộc loại khả biến. Nhưng nguỵ tín ý thức về cơ
cấu của nó, và nó đã có những sự thận trọng bằng cách quyết định rằng cơ cấu
khả biến của nó là cơ cấu của hữu thể và tính không thuyết phục là cơ cấu của
mọi sự tin tưởng. Hệ quả là nếu nguỵ tín là niềm tin và nếu nó bao gồm trong kế
hoạch sơ khởi của nó sự phủ định chính nó (nó tự xác định là nó không xác tín để
có thể tự thuyết phục nó rằng tôi không phải là cái mà tôi là), thì phải có thể có
một niềm tin muốn tự mình không xác tín.
Trong nguỵ tín không có sự nói dối phi đạo đức cũng không biết chuẩn bị cho các
khái niệm lừa dối. Nhưng hành vi đầu tiên của nguỵ tín là trốn tránh những gì có
thể không trốn tránh, trốn tránh cái mà nó là. Chính kế hoạch trốn tránh tỏ lộ cho
nguỵ tín một sự tan rã trong tâm điểm của hữu thể, và điều mà nguỵ tín muốn trở
thành chính là sự tan rã này. Trong sự thật, hai thái độ trực tiếp mà chúng ta có
thể thấy trước hữu thể của chúng ta bị chi phối bởi chính bản chất của hữu thể
này và quan hệ trực tiếp của nó với hữu thể tự nó. Thiện tín cố gắng tránh sự tan
rã hữu thể của tôi theo hướng của hữu thể tự nó mà nó phải là và không là. Nguỵ
tín cố gắng tránh cái hữu thể tự nó bằng sự tan rã nội tại của hữu thể của tôi.
Nhưng nó phủ nhận chính sự tan rã này khi nó phủ nhận rằng tự nó chính là ý đồ
xấu. Bằng việc "không là cái mà nó là," nguỵ tín cố gắng trốn tránh cái hữu thể tự
nó mà tôi không là theo hình thái hiện hữu cái mà một người không là. Nó phủ
nhận nó là nguỵ tín và nhắm tới cái hữu thể tự nó mà tôi không là theo hình thái
của "không là cái mà một người không là" Nếu nguỵ tín là điều khả hữu, chính là
vì nó là một sự đe doạ trực tiếp, thường xuyên đối với mọi kế hoạch của con
người; nó là khả hữu bởi vì ý thức che giấu trong hữu thể của nó một nguy cơ
thường xuyên của nguỵ tín. Nguồn gốc của nguy cơ này là sự kiện rằng bản chất
của ý thức vừa là cái nó không là, vừa đồng thời cái nó là. Qua những nhận xét
này chúng ta bây giờ có thể đi vào nghiên cứu về ý thức trên bình diện bản thể
học, không phải như là cái toàn thể của hiện hữu con người, nhưng như là hạt
nhân trực tiếp của sự hiện hữu này.
Jean paul SARTRE, Hữu thể và Hư vô, Ch.II