Cảm động, hành vi ma thuật (L’émotion, un comportement magique)
Maurice Pradines cho cảm động có tính cách cốt yếu là phá rối.
Ý kiến của J. P. Sartre lại khác hẳn. Chẳng những không phải là một hỗn loạn
thuần tuý, theo ông, cảm động có một công dụng một cứu cánh. Nó là một cư xử
"ma thuật", "phù pháp" vì đứng trước một thế giới khó khăn quá nên muốn hư vô
hoá đối vật.
Cách xử trí của cảm động không ở trên cùng một bình diện với cách xử trí khác,
nó không có tính cách hữu hiệu. Nó không có mục đích tác động thực sự trên đối
vật với tư cách đối vật bằng môi giới những phương diện riêng biệt. Nó muốn tự
mình gán cho đối vật mà không thay đổi đối vật ở cơ cấu thực thụ của nó, một
phẩm tính khác, một hiện hữu kém đi hay một hiện diện kém đi (hoặc một hiện
hữu lớn hơn v.v…). Tóm lại, trong cảm động là chính thân thể do ý thức hướng
dẫn, thay đổi tương quan của nó với thế giới để thế giới đổi phẩm tính đi.
Ví dụ cơn sợ hãi thụ động. Tôi thấy con thú dữ xông vào tôi, hai chân tôi bủn rủn,
tim tôi đập yếu đi, tôi tái người đi, ngã vật xuống và ngất đi. Không có gì có vẻ
bất thích hợp bằng cách xử trí ấy, nó bỏ tôi vào mối nguy nan mà không bảo vệ.
Tuy nhiên đó là một xử trí lẩn trốn. Sự ngất đi ở đây chỉ là một cách trốn ẩn.
Nhưng ta đừng tưởng trốn ẩn như thế là đối với tôi, là tôi tìm cách trốn tránh, để
khỏi thấy con thú dữ nữa. Tôi không ra khỏi bình diện vô thức, nhưng chỉ vì
không tránh sự nguy nan bằng cách bình thường và những liên kết quyết định,
nên tôi phủ nhận nó. Tôi muốn hư vô hoá nó. Sự khẩn cấp của nỗi nguy nan đã
làm lý do cho một ý hướng hư vô hoá điều khiển một xử trí ma thuật. Và trong
thực tế, tôi đã hư vô hoá nó theo tất cả khả năng của tôi. Đó là giới hạn hoạt động
ma thuật của tôi trên thế giới; tôi có thể bãi bỏ nó đi như đối tượng của ý thức,
nhưng tôi chỉ có thể làm thế bằng cách bãi bỏ chính ý thức đi. Nhưng ta đừng
nghĩ rằng: xử trí sinh lý của sợ hãi thụ động chỉ là vô trật tự hoàn toàn. Nó biểu
trưng sự thực hiện đột ngột những điều kiện thân thể thường đi đôi với sự đi qua
từ thức tỉnh vào giấc ngủ.
Chạy trốn trong sợ hãi hoạt động, đã bị coi lầm như một xử trí duy lý. Người ta
thấy ở đấy sự tính toán, thật ra ngắn ngủi, của kẻ muốn đặt giữa mình và mối