hiểm nghèo một khoảng cách xa nhất có thể được. Như thế là hiểu sai cách xử trí
ấy, lúc đó chỉ còn là cẩn thận mà thôi. Ta không chạy trốn để tìm nơi ẩn náu, ta
chạy trốn vì không thể hư vô hoá trong sự ngất đi. Chạy trốn là giả bộ ngất đi, nó
là một xử trí ma thuật chỉ cốt chối bỏ đối vật nguy hiểm với cả thân thể ta, bằng
cách đảo ngược cơ cấu hoạt động của không gian trong ấy ta sống, đột ngột tác
tạo một quy hướng tiềm năng về phía bên kia. Đó là một cách quên nó đi, chối nó
đi. Cũng một cách ấy mà những người đấu võ tập sự nhắm mắt đâm bổ vào địch
thủ, họ muốn bãi bỏ hiện hữu các quả đấm của hắn, họ từ chối không nhận thấy
chúng và bởi đó bãi bỏ một cách tượng trưng hiệu lực của chúng. Như vậy, cái ý
nghĩa đích thật sự sợ hãi xuất hiện cho ta: nó là một ý thức chỉ muốn chối bỏ, qua
một xử trí ma thuật, một đối vật ở thế giới bên ngoài và nó đi đến chỗ tự hư vô
hoá để hư vô hoá đối vật với nó.
Jean Paul SARTRE, Phác thảo một lý thuyết về cảm xúc, t.34 - 36.
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH LÀ MỘT CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN
(L’Existentialisme est un Humanisme)
Trào lưu hiện sinh, nhất là thuyết hiện sinh của Sartre, đã trở thành một thời
thượng trí thức lôi cuốn suốt trong những thập niên bốn mươi, năm mươi, sáu
mươi của thế kỷ trước. Nhưng đồng thời nó cũng chịu nhiều lời buộc tội từ nhiều
phái, nhất là từ những người Kitô giáo và những người Mác xít. Để bảo vệ học
thuyết của mình, năm 1946 Sartre đã cho ra mắt quyển Chủ nghĩa hiện sinh là
một chủ nghĩa nhân bản nhằm trình bày những luận điểm chính của triết học hiện
sinh một cách tương đối sáng sủa dễ hiểu hơn cho đông đảo công chúng độc giả.
Chúng tôi trích dịch lại chương đầu dưới đây.
Thuyết hiện sinh có nghĩa là gì? (Qu’est ce que l’existentialisme?)
Đa số những người sử dụng từ này thường khá bối rối khi họ phải cắt nghĩa nó,
bởi vì bây giờ từ này đang phổ biến trong mọi lãnh vực, thậm chí tác phẩm của
một nhạc sĩ hay một hoạ sĩ cũng được gọi là hiện sinh. Một tác giả chuyên viết
mục phiếm luận trong tạp chí Clartés cũng ký tên là Nhà hiện sinh, khiến cho đến
bây giờ từ này đã có mặt khắp nơi và đã mang những nghĩa quá rộng, đến nỗi nó
không còn có nghĩa gì nữa. Có vẻ như vì thiếu một lý thuyết tiên phong tương tự