cách diễn tả đặc trưng Pháp, cho một tư tưởng hiện tượng học rất cách tân mà
Con mắt và Tinh thần (L’Oeil et l’esprit - 1961) và Cái hữu hình và cái vô hình
(Le Visible et l’Invisible) để lại một công trường rộng mở nhưng còn dang dở.
Hiện tượng học độc đáo của Merleau Ponty, chỗ này chỗ kia, quan tâm đến sự
độc lập đối với hai trào lưu hiện tượng học lớn mà sự suy niệm thường xuyên
phục vụ cho ông như là nguồn cảm hứng triết lý và như sợi chỉ dẫn đường liên
tục: "hiện tượng học siêu nghiệm" của Husserl một đàng, và đàng khác, "hữu thể
học nền tảng" của Heidegger (kể cả phân tích pháp phổ sinh - analytique
existentiale). Nhưng để hiểu ý nghĩa và tầm mức cuộc tìm kiếm của Merleau-
Ponty, ta cũng phải lưu ý đến một đặc tính rõ nét của triết học Pháp vào thời đại
đó, nó cảm thấy cần (như đã từng là trường hợp với Bergson) phải giải thích với
"tâm lý học", với "chủ nghĩa duy linh" vây quanh truyền thống đại học. Cuối
cùng, phải kể đến tình trạng ở bên nhau khá là khó khăn giữa tư tưởng Merleau-
Ponty với chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, mà sự đồng thời (Sartre và Merleau-
Ponty đồng sáng lập tạp chí Les Temps modernes) không phải song hành mà
không có những cuộc luận chiến gay gắt nhất là nhân những tranh cãi về chính trị
và ý thức hệ của thời đại - với Sartre (và còn, với một giọng điệu khác, với nhà xã
hội học Raymond Aron). Những tác phẩm Chủ nghĩa nhân bản và Khủng bố
(Humanisme et Terreur) và Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp (Les
Aventures de la dialectique) diễn tả những điểm cốt yếu trong những chọn lựa lập
trường, thận trọng và tế nhị, của một triết gia.
Việc giảng dạy của Merleau-Ponty, những đóng góp khác nhau của ông, đầy can
đảm và tế nhị, vào những tranh luận ý thức hệ và chính trị của đời sống trí thức
thời hậu chiến không ngăn cản ông làm việc và suy tư, khi tiếp xúc với những
bản văn chưa xuất bản của Husserl. Sự suy niệm này đặt trục trên những đề tài
yêu thích như "sự diễn tả" và "ý nghĩa", "nhập thể" và "hiện hữu trong thế giới",
"lời nói" và "cái hữu hình" như là những chốn gặp gỡ giữa con người và "tính
man rợ của sinh vật thô thiển". Cuộc suy niệm này định hình, vào cuối những
năm 50 với việc khởi công một tác phẩm lớn nhan đề Cái hữu hình và cái vô hình
(le Visible et l’Invisible), vẫn còn dang dở, nhưng nó mở đường cho một hữu thể
học hiện tượng luận độc đáo.
(HIỆN TƯỢNG HỌC TRI GIÁC)