La Phénoménologie de la Perception) - 1945
Hiện tượng học tri giác là tác phẩm lớn của Maurice Merleau Ponty. Ở đó nhà
hiện tượng học tự cho mình nhiệm vụ là "trở về với chính sự vật" và mượn
"những con đường của giản quy" những con đường của sự trở về với tri giác như
là kinh nghiệm khởi đầu về sự hiện lên của chính thế giới. Tri giác, bằng cái giá
của một sự phê phán nghiêm xác những thành kiến cổ điển liên quan đến nó
(thuyết duy cảm và thuyết duy nghiệm, thuyết duy trí thức và thuyết thực chứng
khách quan), với cái giá "quay về với những hiện tượng" mà yêu cầu của việc mô
tả hiện tượng luận bao hàm, vậy là tri giác không còn hiện ra như một "khoa học
của thế giới", được xây dựng bằng một tiến trình mơ hồ của nhận thức. Không?:
ở đây tri giác được lãnh hội thấu đáo như là chiều kích sống động của một Khai
mở nguyên sơ hướng về thế giới (ouverture primordiale au monde) và giữa lòng
cuộc khai mở đó từ mãi mãi đã hoàn thành "hữu_ thể_tại_thế" (l’être_au_monde).
Tác phẩm được khai triển theo ba phần chính. Phần thứ nhất chứa đựng cả một
hiện tượng học về "thân xác riêng tư" mà cuối cùng thân xác hiện ra rõ ràng là
không có thể được suy nghĩ như là đối tượng của một thứ sinh lý học cơ giới,
cũng không theo những sơ đồ của tâm lý học cổ điển; thân xác riêng tư thực ra
biểu lộ một thứ "không gian tính" (spatialité) và một thứ "vận động tính"
(motricité) không gì khác hơn là thuộc về ý hướng tính. Sự tổng hợp của thân xác
riêng tư, thân xác như hữu thể có giới tính và như sự diễn tả, mà sự kéo dài chính
là lời nói, lúc đó sẽ cho ra bao nhiêu những phân tích chúng mở ra khả năng cho
một cuộc thám cứu mới về thế giới được tri giác, về sự cảm nhận và về tính
không gian, về thế giới tự nhiên và về thế giới nhân văn (phần hai), rồi về
"hữu_thể_tự_quy" (l’être_pour_soi) với tư cách là hiện_hữu_cùng_thế_giới
(être_au_monde) (phần ba). Dưới ba khía cạnh của "cogito" (phản tư và
tiền_phản tư), của thời tính và cuối cùng của tự do.
Việc "trở về với chính sự vật" theo Merleau_Ponty (Le "retour aux choses
mêmes" selon Merleau_Ponty)
Quay về từ những "biểu tượng" có nguồn gốc khoa học, chúng đưa con người tức
khắc vào trong một biểu tượng, được quan niệm từ trước về thế giới, là quay về
với thế giới sống thực và với thế giới được tri giác, đánh thức một kinh nghiệm
tại thế (expérience du monde) có trước mọi thị kiến nhị đẳng về thế giới có thể