Condillac đã chủ trương qui định mọi tâm trạng và cả mọi khả năng của ta vào
cảm giác, coi như cấu tạo độc nhất của đời sống tinh thần: học thuyết ấy đã được
mệnh danh là thuyết duy cảm giác (sensualisme). Sau ông, Taine còn tiến xa hơn
nữa trên thuyết "nguyên tử tâm lý": theo ông cả những cảm-giác hữu-thức cũng
hình như có thể tự phân thành những yếu-tố vô-thức, và cứ như thế mãi vô cùng.
Đối lập với những quan niệm ấy, các triết-gia hiện-đại coi cảm giác như một sản
phẩm tác-tạo của trừu tượng, như MAURICE MERLEAU PONTY giải thích ở
đầu tác phẩm "Hiện-tượng luận về tri-giác" của ông.
Trước hết tôi có thể hiểu cảm-giác là cách tôi bị xúc-cảm, và là sự nhận thấy một
trạng thái của chính tôi. Cái màu xám bao vây liền tôi, những âm-thanh vang dội
lên "trong đầu tôi" lúc nửa thức nửa ngủ có lẽ cho biết cái cảm-xúc thuần tuý là
như thế nào. Tôi cảm-xúc theo trình-độ mà tôi phù-hợp với cái gì tôi cảm, khi nó
không còn chỗ ở trong thế-giới khách-quan và không có ý-nghĩa gì cả. Như thế là
thú thật ta phải tìm cảm-giác ở dưới mọi nội dung xác định, vì rằng như xanh và
đỏ, muốn được phân biệt với nhau như hai màu sắc, đã thành hình trước mắt tôi,
mặc dù không hạn-định vào nơi nào, và do đó, không còn là chính tôi nữa. Cảm-
giác thuần-tuý sẽ là sự nhận thấy một xúc-động vô-định, lập tức và tinh-xác. Đây
không cần chứng-minh, vì các tác-giả đều đồng ý, là quan-niệm ấy không phù-
hợp với một cái gì mà ta có kinh-nghiệm, và những tri giác thật thụ đơn-sơ nhất
mà ta biết, ở các thú- vật như con khỉ và con gà, đều dựa trên những liên quan,
chứ không phải trên những hạn-từ tuyệt-đối. Nhưng vẫn còn phải hỏi tại sao
người ta cứ tưởng theo lẽ, có quyền phân biệt trong kinh-nghiệm tri-giác một lớp,
"ấn tượng"… (ở đây, tác giả cố-gắng trình-bày là cảm-giác không thể được định-
nghĩa bằng ấn-tượng thuần-tuý)… Do đó tôi phải chịu, không định-nghĩa cảm-
giác bằng ấn-tượng thuần-tuý. Nhưng xem, tức là thấy những màu sắc và ánh
sáng, nghe là thấy những âm-thanh, cảm là thấy những phẩm-tính, và muốn biết
thế nào là cảm, thì đã xem thấy màu đỏ, nghe thấy những âm-thanh lạ chẳng phải
là đủ sao? Xanh và đỏ không phải là những cảm-giác, chúng là những cái khả-
giác, và phẩm-tính không phải là một yếu-tố của tâm-thức, nó là một đặc-tính của
đối-vật. Nếu đừng tìm một cách đơn-giản để hạn-định cảm-giác, và nếu ta nắm
lấy nó trong chính kinh-nghiệm biểu lộ nó, thì nó cũng phong-phú và tăm-tối như
đối-vật hay cả hiện-tượng tri-giác toàn-diện. Cái vết đỏ mà tôi trông thấy trên tấm
thảm, nó chỉ đỏ là do sự can-thiệp một bóng tối đi ngang qua nó, phẩm-tính của