học thám-hiểm khu-vực của mình. Ông ta ra sức diễn-tả những dữ-kiện của tâm-
thức, nhưng không đặt thành vấn-đề sự hiện-hữu tuyệt-đối của thế-giới chung
quanh nó. Với nhà bác-học và với quan-niệm thông thường, ông hàm-ngụ-thế-
giới-khách-quan như khuôn-khổ luận-lý cho mọi miêu-tả và như trung-gian cho
tư-tưởng của mình. Ông không nhận thấy rằng ngụ-ý ấy hướng-định cái ý nghĩa
mà ông đặt cho tiếng: "hữu thể", lôi cuốn ông thực-hiện tâm-thức dưới danh-từ
"sự-kiện tâm-linh" ngăn cản ông có một nhận thức chân thật, một sự trực-tiếp
chân-chính và làm ra vô ích các dự phòng ông đưa ra rất nhiều để khỏi làm sai
lệch "nội-tâm". Điều đó xảy ra cho thuyết thường-nghiệm khi nó thay vào thế-
giới vật-lý một thế-giới những biến-cố nội-tâm, điều đó cũng xảy ra cho
BERGSON ngay khi ông đem đối-chiếu cái "đa-thể của dung-hoà" với cái "đa-
thể của kế-cận". Vì đấy vẫn còn là hai loại của hữu-thể. Người ta chỉ thay thế lực-
lượng cơ-giới bằng lực-lượng tinh-thần, hữu-thể gián-đoạn của thuyết thường-
nghiệm bằng một hữu-thể lưu-di, mà người ta nói nó là trôi chảy đi và diễn tả nó
theo ngôi ba. Khi lấy cái hình-thức (Gestalt) làm đề-tài cho suy-tư, nhà tâm-lý-
học đoạn-tuyệt với xu-hướng duy tâm-lý, vì rằng ý nghĩa, liên-hệ, thực-tính của
cái gì được nhận thấy, không còn là kết-quả của sự tình-cờ gặp-gỡ những cảm-
giác của tâm-lý-học, như cái bản-tính-tâm-sinh-lý của tâm-lý-học đưa lại cho
tâm-lý-học, những chúng hạn-định những giá-trị không-gian và phẩm-tính của
các cảm-giác ấy và cái hình-trạng đặc-biệt của chúng. Như thế nghĩa là thái-độ
siêu-việt đã sẵn hàm-ngụ trong các miêu-tả của nhà tâm-lý-học, miễn là chúng có
tính-cánh xác-thực. Tâm-thức lấy làm đối-tượng khảo-cứu có cái đặc-tính này là
không thể đem ra phân-tách, mặc dầu một cách đơn-sơ, mà không lôi cuốn ra
những định-đề của lẽ thường. Chẳng hạn như tâm-lý-học muốn thực-hành một
tâm-lý-học chủ-nghiệm về tri-giác, mà vẫn công nhận là tâm-thức bị đóng kín
trong thân-thể, và chịu đựng qua thân-thể tác-động của một thế-giới bản-nhiên,
thì tâm-lý-học sẽ đi đến chỗ mô-tả đối-tượng và thế-giới như chúng hiển-hiện ở
tâm-thức và do đó, sẽ phải tự hỏi cái thế-giới trực-tiếp hiện-diện ấy, chỉ có nó là
tâm-lý-học biết được, phải chăng cũng là thế-giới độc nhất có thể nói đến được
không. Một tâm-lý-học bao giờ cũng đi đến vấn đề cấu thành của thế-giới. Do đó
sự suy-tư tâm-lý, một khi đã bắt đầu, là tự vượt khỏi mình do chính vận động của
nó
MAURICE MERLEAU PONTY, Hiện tượng học tri giác, Tr.71-73.