TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1875

Chúng ta nhìn thấy chính những sự vật, thế giới là cái mà chúng ta nhìn thấy:
những công thức loại này diễn tả một niềm tin chung cho người thường và cho
triết gia. Khi họ mở mắt ra, những công thức này qui về một cái nền sâu xa những
ý kiến câm lặng mặc hàm trong đời sống chúng ta. Những niềm tin đó có điều kỳ
lạ là, nếu người ta tìm cách phát biểu thành luận đề hay quan điểm, nếu người
tâm-lý-học tự hỏi chúng ta là gì, thấy là gì và sự vật hay thế giới là gì, thế là
người ta đi vào trong một mê cung những nan đề và những mâu thuẫn […]

Chuyện diễn ra như thế và chẳng ai có thể làm được gì (để xoay chuyển tình thế).
Đúng là thế giới là cái gì chúng ta nhìn thấy và rằng, tuy vậy, cũng đúng là chúng
ta phải học cách nhìn thế giới. Trước tiên theo cái nghĩa rằng chúng ta phải đồng
đẳng, bằng kiến thức, với tầm nhìn này, phải chiếm hữu nó, nói lên được rằng
chúng ta là cái gì và nhìn là cái gì, vậy là làm như thể chúng ta chẳng biết gì về
nó, như thể chúng ta phải học hỏi mọi chuyện về điều đó. Nhưng triết học nào
phải là một cuốn từ điển, nó đâu quan tâm tới ý nghĩa các từ, nó không tìm kiếm
một hoán thể ngôn từ (un substitut verbal) cho thế giới mà chúng ta nhìn thấy, nó
không biến đổi thế giới thành sự vật được nói đến, nó không tự thiết lập trong
lãnh vực của cái được nói hay cái được viết, như là nhà lôgích học trong phát
biểu, nhà thơ trong ngôn từ hay nhạc sĩ trong âm nhạc. Đó là chính những sự vật
từ đáy sâu tịch liêu của chúng, mà nó muốn dẫn dắt đến sự biểu tả (1). Nếu triết
gia tra tấn và giả bộ như không biết gì thế giới và tầm nhìn về thế giới đang vận
trù và tự tạo nơi ông, chính là để chúng lên tiếng nói, bởi vì ông tin vào đó và ông
chờ đợi nơi chúng tất cả khoa học tương lai của mình (2)*. Ở đây sự tra vấn
không phải là một bắt đầu phủ nhận một khả-thể (un peut-être) được đặt vào vị trí
của hữu thể. Đôi vơi triết học đó là cách duy nhất để hoà hợp với tầm nhìn của
chúng ta về sự kiện, để đáp ứng những cái gì ở nơi nó cho chất liệu để chúng ta
suy tư, với những nghịch lý mà nó được tạo nên; để điều chỉnh với những điều kỳ
bí bóng bẩy (ces énigmes figurés), sự vật và thế giới, mà hữu thể và chân lý lại
đầy những chi tiết bất đồng khả hữu.

Maurice MERLEAU PONTY, Cái hữu hình và cái vô hình, tr.17-19.

1. Xem Husserl, Những suy niệm về Descartes, bài 16 "Sự khởi đầu là kinh
nghiệm thuần tuý, còn câm nín, mà sau đó vấn đề là mang đến sự biểu tả thuần
tuý về ý nghĩa riêng của nó"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.