TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1877

lịch-sử, nhà triết-học lại gặp không phải cái vực thẳm của bản-ngã hay tri-thức
tuyệt-đối, nhưng cái hình ảnh đổi mới của thế giới với chính mình ông ta dựng
đứng trong ấy giữa các kẻ khác. Cái biện-pháp hay tính-cách nước đôi của ông
chỉ là một cách đặt thành từ -ngữ cái gì mà mỗi người đều biết rõ: là cái giá trị
của những lúc mà, quả thật, đời sống tự canh-tân mà vẫn tiếp-tục, tự giác-ngộ và
am-hiểu mình mà vẫn vượt tới, lúc mà thế-giới riêng của mình trở thành thế-giới
chung. Những bí-nhiệm ấy có ở mỗi người cũng như ở ông: ông nói gì về những
mối tương-giao giữa linh-hồn và thân-thể nếu không phải cái gì mà mọi người
đều biết, vì ai chả điều-khiển như một khối cả hồn lẫn xác, cả lành lẫn dữ của
mình? Ông dạy gì về sự chết nếu không phải nó ẩn-náu trong sự sống như thân
xác trong linh-hồn, và chính cái biết ấy, như MONTAIGNE nói "vẫn làm chết
một anh nông-dân và cả những dân tộc cũng như một triết-gia". Nhà triết-học là
người thức dậy và nói, là con người âm-thầm chứa đựng những nghịch thuyết của
triết-lý vì muốn thật hẳn là con người cần phải là cái gì hơn một tý và kém một
tý.

Maurice MERLEAU PONTY, Ca tụng triết lý, tr.79-81.

RICOEUR

(Sinh 1913…)

Paul Ricoeur dành những công trình nghiên cứu đầu tiên của mình cho Gabriel
Marcel và Karl Jaspers, lịch sử và chân lý (Histoire et vérité). Giáo sư ở đại học
Strsbourg rồi ở Paris, ông dịch sang tiếng Pháp bộ Ideen của Husserl và khởi
thảo, từ 1950 đến 1960, bộ triết học về ý chí (Philosophie de la volonté), nhằm
soi sáng, khởi từ việc phân tích cái "cố ý/ tự nguyện" (volontaire) với "cái không
cố ý/ không tự nguyện" (involontaire) và nhân cơ hội, một cuộc thám cứu về biểu
tượng của cái ác, và của lỗi lầm, sự hữu hạn và tội ác của con người dễ sa ngã.
Giảng dạy xen kẽ giữa Pháp và Mỹ, Paul Ricoeur dành toàn bộ tác phẩm của
mình cho việc tập đại thành một thứ "tường chú triết lý" (herméneutique
philosophique)* có thể so sánh với tường chú bác học của Hans Georg Gadamer
và nó đem lại gần nhau, trong một tinh thần tư giáo phương pháp luận (esprit
d’oecuménisme méthodologique) không loại trừ những tiền giả định tôn giáo,
những bước đi khác nhau mặc hàm trong quyển Sự xung đột trong các kiến giải,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.