TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1874

CÁI HỮU HÌNH VÀ CÁI VÔ HÌNH

(Le Visible et L’Invisible)

Được xuất bản với tính cách di tác vào năm 1964, Cái hữu hình và cái vô hình là
một công trình còn dang dở. Tác giả tự đề xuất mang hiện tượng học đến cực
điểm, chỉ tự cho phép những dữ kiện đầu tiên không gì khác hơn là những dữ
kiện có thể được lãnh hội ngay ở "thế giới của im lặng" (Le monde du silence) và
"sự man rợ của hữu thể thô phác" (Lasauvagerie de l’être brut): "Chúng ta sẽ chỉ
chấp nhận một thế giới tiền-cấu-thành, một lô-gích, là để thấy chúng xuất hiện từ
kinh nghiệm của chúng ta về hữu thể thô phác, nó giống như dây cuốn rún của
kiến thức chúng ta và suối nguồn ý nghĩa cho chúng ta". Từ cái mưu đồ táo bạo
này muốn lãnh hội lại trạng thái mới phát sinh, chính kinh nghiệm về cái khả cảm
(le sensible) - nhất là về cái khả kiến (le visibke) và cái khả xúc (le tactile) -
những sợi dây giới hạn chúng nối kết ở mỗi khoảnh khắc giữa con người và thế
giới, cái chủ đề yêu thích về "thân xác", về những "trang hoàng", về cách "nhị cú
chuyển hoán" (lethème privilegié de la chair, de l’entrelacs, du chiasme), cho
phép thoáng thấy cái gì sẽ phải trở thành, ở cuối con đường trong hành trình triết
học của Merleau Ponty, đó là một thứ "vị tướng học về hữu thể" (une topologie
de l’être) duy nhất trong loại của nó.

Sự yên lặng của sự vật và triết học (Le silence des choses et la philosophie)

Triết gia cũng như người bình thường (nhưng theo một nghĩa khác hẳn) đều dựa
vào một niềm tin tri giác không lay chuyển, niềm tin rằng chúng ta được ban tặng
những

Sự vật từ nguyên thuỷ, những sự vật mà chúng ta vẫn luôn luôn thấy và tri giác,
và dựa vào cái nền sâu xa của những ý kiến câm nín mặc hàm trong đời sống
chúng ta. Nhưng triết học cho triết gia nhiệm vụ "dẫn dắt đến sự diễn tả"
(conduire à l’expression) cái yên lặng nguyên thuỷ này của các sự vật, vậy là, làm
cho sự yên lặng kia trở thành kỳ bí để cuối cùng miễn trừ cho nó một sự thân mật
mà, đối với con người tự nhiên, hình như là hiển nhiên ngay tức thì. Đấy đã là
chức năng mà Husserl đặt ra cho "sự giản qui hiện tượng học" và yêu cầu của
Merleau Ponty về sự trở về với thế giới đời sống - một cách mình nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.