nó xuất-hiện là tương-đương với động-tác của ánh sáng, và do đó như yếu-tố của
một hình-dạng không-gian. Vả lại một diện-tích nào quá nhỏ không thể có phẩm-
tính nào cả. Sau nữa màu đỏ ấy sẽ không thật đích-xác là một với nó nếu nó
không phải màu đỏ, sợi len của tấm thảm. Do đó sự phân-tích khám-phá ở mỗi
phẩm-tính những ý-nghĩa ngụ trong nó. Có người sẽ nói rằng: đấy chỉ là những
phẩm-tính trong kinh-nghiệm thực-thụ của ta, được bao phủ bằng một tri-thức, và
người ta vẫn có quyền khái-niệm một "phẩm-tính thuần-tuý", để định-nghĩa cái
"cảm thuần-tuý". Nhưng ta vừa thấy đó, cái cảm-giác thuần-tuý chung-quy là
không cảm thấy gì, nghĩa là chẳng cảm gì cả. Cái hiển-nhiên giả-tạo của cảm-xúc
không căn-cứ trên bằng-chứng, của tâm-thức, nhưng trên thành-kiến của thế gian.
Ta tưởng rằng: ta biết rất rõ thế nào là "xem","nghe", "cảm", vì là từ lâu tri-giác
đã đem cho ta những vật có màu sắc hay âm-thanh. Khi ta muốn phân-tách nó thì
đưa các vật ấy vào tâm-thức. Ta phạm cái lỗi mà các nhà tâm-lý-học gọi là sự
"sai-lầm kinh-nghiệm" nghĩa là nhất định là có ở ý-thức sự-vật của ta cái gì mà ta
biết là có sự -vật. Ta xây-dựng tri-giác với cái nhận thấy chỉ có thể đạt tới qua tri-
giác, nên rút cuộc ta chẳng hiểu cái nào cả. Ta bị vướng mắc trong cái thế-giới mà
ta không thể gỡ khỏi nó để đi đến cái ý-thức thế-giới. Nếu ta làm được ta sẽ thấy
là phẩm-tính không bao giờ nhận thấy trực tiếp, và mọi ý thức đều là ý thức về
một cái gì.
Maurice MERLEAU PONTY, Hiện tượng luận tri giác, tr.9-10.
Tâm lý học hiện tượng luận (La psychologie phénoménologique)
Việc giản qui triết-học vào khoa-học một cách rất chủ-nghiệm, không được mọi
người công nhận. Nhiều triết-gia hiện thời chẳng hạn, cố sức nhờ hiện-tượng-luận
để trở về sự "duy-nhất tri-thức" trên một bình-diện khác hẳn bình-diện khoa học.
Đó là quan điểm của MAURICE MERLEAU PONTY trong đoạn văn chúng tôi
trích dịch sau.
Nếu tâm-lý-học hiện-tượng tự phân-biệt với tâm-lý-học nội-quan do tất cả tính
cách của nó, là vì nó khác ngay tự nguyên-thuỷ. Tâm-lý-học nội-quan nhận-định
bên lề thế-giới vật-lý, một lãnh-vực của tâm-thức ở đấy những ý-niệm vật-lý
không có giá-trị nữa, nhưng nhà tâm-lý-học vẫn tưởng là tâm-thức chỉ là một
khu-vực của hữu-thể và ông ta quyết-định thám-hiểm khu-vực ấy như nhà vật-lý-