TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1881

5. Ám chỉ sự phê phán những nền tảng của "thời đại kỹ thuật toàn cầu" (l’époque
de la technique planétaire) của Heidegger.

6. Thành ngữ "lôgích học tưởng tượng" chỉ lôgích học hình thức hiện đại, mà
những người sáng lập chính là Frege và Russell. Ơ đây Ricoeur nhặt ra tính hàm
hồ luỡng nghĩa đầy ý nghĩa của "biểu tượng" nó cũng thuộc về thần thoại, tôn
giáo và nghệ thuật.

Cố ý và vô tình (Le volontaire et l’involontaire)

Sự không thể phân chia tác động cố ý và tác động không cố ý/ vô tình, tuy bắt rễ
từ vô ý thức nhưng vượt khỏi nó và cấu thành một toàn thể d0ó là điều mà Paul
Ricoeur cũng chứng-tỏ, dựa trên không phải tâm-lý hình-thể cho bằng hiện-tượng
luận. Nhưng ông cũng phân biệt nhiều "mặt" của tác-động cố-ý.

Cái tình-trạng đầu tiên mà việc miêu-tả bộc-lộ là sự tương-đối của vô-tình và cố-
ý. Nhu-cầu, cảm-động, tập-quán, v.v… chỉ có đủ ý-nghĩa khi liên-hệ với một ý-
chí mà chúng mời mọc, khuynh-hướng và một cách chung nghĩa là hạn-định
chúng do sự lựa chọn, vận-động chúng do sự cố-gắng và thừa nhận chúng trong
sự ưng-thuận của nó. Không có sự khả-tri riêng của điều vô-tình. Chỉ có khả-tri là
mối tương-quan giữa cố-ý và vô-tình, cũng không để cho hồ-nghi về hướng chiều
những tương-quan của chúng. Chẳng những sự vô-tình không có ý-nghĩa riêng-
tư, nhưng sự am-hiểu cũng đi từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới lên trên.
Chẳng những không thể rút cố-ý tự vô-tình, nhưng trái lại sự am-hiểu điều cố-ý
có trước nhất ở con người. Tôi tự am-hiểu tôi như kẻ nói: "Tôi muốn". Vô-tình lệ
-thuộc vào ý muốn như cái gì cho nó những lý-do, những năng-lực, những nền-
tảng và cả những giới-hạn nữa. Muốn giải-thích thì cái đơn-giản là lý-do của cái
phức tạp; muốn miêu-tả và am-hiểu, cái nhất-thể lại là lý do của đa-thể. Mà ý
muốn cái nhất-thể, nó sắp thứ tự cái đa-thể của vô-tình…

Công-tác thứ nhất mà sự am-hiểu hỗ-tương cái cố ý và cái vô-tình đưa ra bây giờ
là nhìn-nhận những khớp tự-nhiên nhất của ý muốn. Quả vậy, chính việc thực-
hành phương-pháp miêu-tả dạy ta là không thể đi xa trong việc miêu-tả tác-dụng
thực-hành của cái "Tôi nghĩ" và sự đối-lập của nó với tác-dụng thực-hành của tri-
giác và phán-đoán (phán-đoán hiện-hữu, tương-quan, phẩm-tính v.v…) mà không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.