đưa ra những phân-biệt quan-trọng nào cả trong phạm-vi những tác-dụng mệnh-
lệnh, đại để đối-lập với những tác-dụng chỉ-định.
Những thử-nghiệm miêu-tả đầu tiên đã bó buộc chúng tôi đưa ra một giải-thích
tam-đoạn của tác-động cố-ý. Nói "tôi muốn" có nghĩa là 1) tôi quyết định, 2) tôi
cử-động thân-thể tôi, 3) tôi ưng-thuận… Đây phải nêu ra một nguyên-tắc, nó vượt
ngoài khuôn-khổ của tâm-lý được am-hiểu do kiểu nhắm của nó, hay như Husserl
nói, do tính-cách nhắm hướng của nó; có thể nói điều ấy cách khác: một ý-thức
được am-hiểu do cái kiểu mẫu đối-tượng trong ấy nó vượt khỏi mình nó. Mọi ý-
thức là ý-thức về một cái gì đó… Chỗ khó là nhìn-nhận được đối-tượng có thể có
địa-vị nào, mối tương-quan của ý-thức trong khuôn-khổ những tác-dụng thực-
hành. Chính đúng những khớp của cái "muốn" như tương-đối của ý-muốn hướng-
dẫn việc miêu-tả
1)_Điều muốn trước hết là cái gì tôi quyết định, cái kế hoạch mà tôi thành lập: nó
bao-hàm ý-nghĩa cái hành-động tôi phải làm tuỳ theo năng-lực mà tôi có.
2)_Mà một kế-hoạch là một sự vô-thực hay đúng hơn là một thứ vô-thực. Việc
ghi tạc nó vào thực-tại bằng hoạt-động chỉ-định cái cơ-cấu thứ hai của ý-chí là
việc phát-động cố-ý. Điều khó-khăn lớn ở đây là nhìn nhận cái cơ-cấu nhằm
hưởng cái ý-thức, khi nó là một hành động thực-sự, một hành-động đã thực-hiện.
Tương-quan hoạt-động và việc hành-động sẽ là đề-tài chỉ-đạo phần thứ hai của
việc miêu-tả này.
3)_Nhưng còn một phần sót lại: ý muốn không phải chung-quy vào việc đặt kế-
hoạch rỗng và trong thực-hành, lấp đầy nó bằng một hành-động. Nó còn cốt ở
việc chấp-thuận sự tất-yếu mà không thể đặt vào kế-hoạch hay huy-động. Cái nét
thứ ba của ý muốn ấy, ta phải thú-nhận, không xuất-hiện một cách trực-tiếp: nó
chỉ làm ta chú-ý do vòng quanh điều vô-tình tương-đối với nó, mà ta chưa nói
đến.
Paul RICOEUR, Triết học về ý chí, Q.I, tr.8-10.
DE BEAUVOIR
(1908-1986)