TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1883

Đến đây chúng ta đã đi qua cõi miền lồng lộng bao la của triết học trong suốt
chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm trăm năm của nó và có lẽ một lúc nào đó,
chúng ta giật mình nhận ra một điều: cái vương quốc thâm nghiêm của triết lý
dường như… thiếu bóng đàn bà! Sao thế nhỉ? Trong khi ở mọi lĩnh vực hoạt động
văn hoá đều không thiếu hình dáng yểu điệu thướt tha của người phụ nữ, còn trên
cánh đồng bát ngát mênh mông của triết học, ta biết tìm đâu một đoá hồng hay
đoá tường vi? Có lẽ hoạt động triết lý với tư duy trừu tượng với những biện luận
rắc rối, khô khan không mấy thích hợp với người phụ nữ thường thiên về sự lãnh
hội trực quan và cảm tính nhiều hơn?

Nhưng ta hãy cố tìm xem, dẫu "đã mòn con mắt phương trời đăm đăm". Và trời
xanh không phụ kẻ có lòng, loáng thoáng ta cũng nhìn ra vài ba hình bóng*. Từ
kinh thành Luân Đôn của xứ sở sương mù lãng đãng thoáng hiện bóng dáng nàng
Mary Wollstonecraft xinh đẹp và thông minh, với văn tài sắc sảo và khả năng tư
duy mạnh mẽ đã viết ra được một số tác phẩm đạt đến tầm khái quát triết học như
Nghĩ về việc giáo dục thiếu nữ (Thoughts on the education of daughter-1787) và
quyển Yêu sách về nhân quyền (A vindication of the rights of men-1790). Năm
1792 cô xuất bản danh tác Yêu sách về nữ quyền (A vindication of the rights of
woman) trong đó cô mô tả tình trạng không may mắn của phụ nữ và đề nghị một
nền giáo dục thích đáng để sửa sai tình trạng này. Tuy nhiên xét toàn bộ sự
nghiệp trước tác của Mary Wollstonecraft ta có thể nói rằng bà mới đạt đến tầm
cỡ một nhà tư tưởng về nữ quyền chứ chưa phải là một nhà triết học đúng nghĩa.

Chúng ta phải đợi đến đầu thế kỷ XX, nơi kinh đô ánh sáng Paris của nước Pháp
mới xuất hiện bậc nữ lưu anh kiệt, tài danh lừng lẫy xứng đáng với tên gọi nhà
văn nữ và nhà triết học nữ: Simone de Beauvoir.

Sinh tại Paris năm 1908, Simone de Beauvoir gặp gỡ Jean Paul Sartre khi hai
người là bạn đồng môn ở trường Cao đẳng Sư phạm và đều là những sinh viên
triết học cực kỳ xuất sắc và cùng đậu thạc sĩ triết học vào năm 1929 (lúc đó Sartre
24 tuổi còn bà mới 21 tuổi). Ngưỡng mộ anh bạn với trí thông minh ưu việt, tài
năng đa dạng, bà chịu ảnh hưởng của Sartre và trở thành người bạn đời của ông
(dầu hai người không kết hôn, không sống như vợ chồng và không có con cái).
Đây là một cặp tình nhân nổi tiếng thế giới khi sinh thời và khi đã mất, có nhiều
nét lạ mà trước tiên là ở hình thể: nàng Simone thì cao lớn và đẹp một vẻ kiêu sa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.